Xờm xờm hai mép nhiều lông
Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào
Chui vào rồi lại chui ra
Năm thì mười họa, đàn bà mới chui
Tìm kiếm "hoá rồng"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Anh xích lại đây, anh dịch lại đây
-
Sớm mai mây biển mọc rà
Sớm mai mây biển mọc rà
Xuân thu là mấy bạn nói ra cho tường
Hay là ẩn cội chờ sương
Hay là hoa nở tứ phương nhọc nhằn.
Sao sao bạn nói cho rành
Trao câu ân nghĩa để dành tới lui. -
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu -
Khỏa chèo, mình ngược bến Chèm
-
Mây xưa cũng bỏ non về
Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Chim bay biển Bắc hoa gầy bãi Ðông -
Đầu đội áp suất, chân đi bàn là
-
Ba đồng một mớ đàn ông
Ba đồng một mớ đàn ông
Mua bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi -
Ai buồn, ai khóc thiết tha
-
Ðàn ông nằm với đàn ông
-
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Giờ ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa kia ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Từ ngày tôi về cùng anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi
Đất rắn nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ để tôi lấy chồng
Có lấy thì lấy cách sông
Để tôi lấy chồng cách ngõ anh raDị bản
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa tôi ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Bây giờ tôi về cùng anh
Anh tham nhan sắc, anh tình phụ tôi
Đất sỏi nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
Anh đi lấy vợ cách sông
Để tôi lấy chồng giữa ngõ anh raXưa kia ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu quý như hoa trên cành
Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh anh chửi anh tình phụ tôi
Đất xấu chả nặn nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
-
Bồ câu trong ổ bay ra
-
Cười nụ hay là cười tình
Cười nụ hay là cười tình
Cười trăng cười gió hay mình cười ta?
Cười nụ hay là cười hoa
Cười trăng cười gió hay ta cười mình? -
Một mừng Tần Tấn gặp nhau
Một mừng Tần Tấn gặp nhau,
Hai mừng ngỏ ý Trần Châu một nhà
Ba mừng vui vẻ giao hòa
Bốn mừng đây đó trước xa sau gần
Năm mừng đi lại ân cần
Sáu mừng không để đêm xuân mơ màng
Bảy mừng nên đạo cương thường
Tám mừng giải tỏ lời nguyền thề chung
Chín mừng tiếp khách non bồng,
Mười mừng kết nghĩa loan phòng từ đây -
Không chồng, son phấn qua loa
-
Biết rằng ai có mong ai
-
Quê anh ngày tám tháng ba
-
Anh nên kiếm lấy một người
-
Phú Yên có đỉnh Cù Mông
-
Trên trời có một ông sao
Chú thích
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Thụy Phương
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng có tên nôm là làng Trèm, cũng gọi là làng Chèm, nằm bên bờ sông Nhuệ.
-
- Lý Ông Trọng
- Tên thật là Lý Thân, một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm (Trèm), Từ Liêm, Hà Nội. Tương truyền ông là người rất cao lớn, bản tính cương trực, trung hậu. Bấy giờ nhà Tần (Trung Quốc) có giặc Hung Nô, vua Tần nhờ ông đánh giúp. Ông cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng."
Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ, gọi là đền Lý Ông Trọng, và xưng tôn ông là Đức Thánh Chèm.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Tui
- Tôi (khẩu ngữ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Dầu dừa
- Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bánh (Bánh Hai).
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Vần cơm
- Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Nhút
- Còn gọi là rau rút, quyết, quyết thái, một loại cây thân xốp, mọc bò trên mặt nước, có mùi thơm đặc trưng. Thân và lá nhút thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món luộc, xào, lẩu, v.v. Nhút còn là vị thuốc Đông y có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, an thần.
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Cù Mông
- Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Sông Ba
- Tên phần thượng lưu của sông Đà Rằng, con sông bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô của tỉnh Kon Tum, chảy qua ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, vựa lúa lớn nhất miền Trung với diện tích hơn 20.000 ha.
-
- Tuy Hòa
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.
-
- Phường Lụa
- Địa danh trước thuộc thôn Ngân Sơn, xã An Thạch, nay thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phường Lụa nổi tiếng bánh tráng và sắn.
-
- La Hai
- Một địa danh nay là thị trấn trung tâm huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 45 km. Thị trấn La Hai nằm bên bờ sông Cái, cảnh vật rất nên thơ, lãng mạn.
Nghe bài hát La Hai tháng Tư.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Nhị
- Hai (từ Hán Việt).
-
- Cửa Nam
- Một con phố của Hà Nội xưa, nay vẫn giữ tên cũ, đi từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tên gọi như thế là do phố ở gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long thời nhà Nguyễn.