Tìm kiếm "bà còng"
-
-
Tháng ba buôn đỗ, buôn mè
-
Tháng ba trong nước ai ơi
Tháng ba trong nước ai ơi
Nhịn cơm nhường mặc mà nuôi bạn cùng -
Úm ba la con gà chọc tiết
Úm ba la con gà chọc tiết
Ai mua tiết thì phải trả tiền -
Đàn bà thì phải nuôi heo
-
Nhà bà đóng cửa bàn pha
-
Nhà bà cất mả Hàm Rồng
-
Tháng ba đói hoa con mắt
-
Miệng bà kí lớn, bà kí banh
-
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy, người ba lần ngẫm nghĩ mới nói
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Người ba lần ngẫm nghĩ mới nói. -
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười bốn trăng lặn gà đều gáy ran. -
Cậu Ba kẻ Gióng kia ơi
-
Bán ba con tru mua một thúng ló, bán ba con chó mua một vại cà
-
Nhà bà có bức rèm sưa
-
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè mà ănDị bản
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Ba mươi tháng chạp dựng nêu trước nhà
-
Học hành ba chữ lem nhem
Dị bản
Học trò ba chữ lem nhem
Thấy gái mà thèm, bỏ chữ trôi sông
-
Thế gian ba sự khôn chừa
-
Nhà có bà ăn cơm trắng
-
Nhà có bà ăn cơm trước
-
Nhà có bà hay la liếm
Chú thích
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cửa bàn pha
- Loại cửa của nhà lá mái Bình Định, gồm nhiều cánh có thể tháo lắp được. Nửa bên dưới của cửa bàn pha làm bằng tre hoặc gỗ, bên trên là hệ thống con lơn đẩy qua lại để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Kẻ Gióng
- Tên Nôm của làng Gióng Mốt, nay thuộc địa phận xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
-
- Chăng
- Chẳng.
-
- Thăng Long
- Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sưa
- Thưa (phương ngữ).
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Chửa
- Mang thai.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Đũa bếp
- Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.