Tìm kiếm "tháng sáu"

Chú thích

  1. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  2. Theo Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính): Tối sợ kẻ trộm vào nhà thì dựng ngược một cái chổi ở cửa ra vào, và đọc [câu thần chú này].
  3. Cốm
    Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Cốm

    Cốm

  4. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  5. Nài
    Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

  6. Nguyễn Văn Thiệu
    Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1967 đến năm 1975. Ông sinh ngày 5/4/1923 tại Phan Rang, sau 1945 tham gia quân đội Việt Minh nhưng sau đó bí mật vào Sài Gòn và nhập ngũ quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1963 ông tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm và được thăng Thiếu tướng, đến năm 1967 thì được bầu làm tổng thống. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, kinh tế và quân sự Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc rất nặng nề vào Hoa Kỳ (ông nổi tiếng với câu nói “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”). Đêm 25 tháng 4 năm 1975, ông chạy ra nước ngoài, sau định cư ở Hoa Kỳ và mất ở đó năm 2001.

    Nguyễn Văn Thiệu

    Nguyễn Văn Thiệu

  7. Kinh
    Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

  8. Theo hồi kí của Nguyễn Hiến Lê: [Sau 1975] Người ta đào kinh rất nhiều, miền nào cũng khoe đào được mấy chục con kinh, mấy trăm cây số kinh trong một mùa nắng. Có tốn kém gì đâu. Chỉ cần bắt thanh niên làm xâu, làm càng nhiều càng được tiếng “vinh quang”. Tới nỗi có miền dân phải ta thán, đặt ra câu ca dao này.
  9. Chợ Sạt
    Tên một phiên chợ đã có từ lâu đời tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
  10. Chợ phiên
    Chợ họp có ngày giờ nhất định.
  11. Có bản chép: bạn xưa.
  12. Chợ Ba Đồn
    Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.

    Mua bán thịt bò ở chợ Ba Đồn

    Mua bán thịt bò ở chợ Ba Đồn

  13. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  15. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  16. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  17. Giồng
    Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
  18. Ống đồng
    Ống quyển, cẳng chân.
  19. Gia nô
    Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
  20. Đồng lân
    Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
  21. Bệnh phong
    Còn gọi là bệnh cùi hoặc hủi. Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng, ngón tay ngón chân rụng dần.

    Trước đây bệnh hủi bị xem là nan y và người mắc bệnh hủi thường bị ghê sợ, xa lánh.

    Người mắc bệnh phong

    Người mắc bệnh phong

  22. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  24. Đề lĩnh
    Chức quan coi việc quân sự, giữ gìn trật tự trị an và giao thông công chính ở kinh thành Thăng Long xưa. Đầu đời Lê Tương Dực (1509 - 16), bắt đầu đặt quan đề lĩnh (có chức chưởng đề lĩnh, phó đề lĩnh và đồng đề lĩnh), trông nom việc quân ở bốn mặt thành, tuần phòng ở kinh sư, canh phòng các nơi, tìm bắt kẻ gian. Thời Lê - Trịnh, dùng cả quan văn vào chức đồng đề lĩnh. Ngoài việc phòng gian, khám xét tra hỏi các vụ trộm cướp và đánh nhau, lúc này đề lĩnh còn trông nom các việc cầu cống, đường sá, khai mương, tháo nước, cứu hỏa.