Người ta giàu thì đầu heo, mâm thịt
Hai đứa mình nghèo thì cặp vịt, đôi bông
Làm cho cha mẹ vui lòng
Đèn lên đôi ngọn, bá tòng xứng đôi
Tìm kiếm "hai thuyền"
-
-
Tôi thương anh Sáu sợ mất lòng anh Năm
-
Em đi hò cùng bạn trai bạn gái
-
Anh vắng mặt em một ngày trong lòng đã áy náy
-
Anh cũng đã hay người ngay không ở quấy
-
Đêm năm canh, anh ngủ có ba
-
Ví dầu ví dẩu ví dâu
-
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
-
Gái một con trông mòn con mắt
Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con vú quặt về sau,
Gái ba con chỉ đâu ngồi đấy. -
Thấy em hồi nhỏ cứt mũi chảy lòng thòng
Thấy em hồi nhỏ cứt mũi chảy lòng thòng
Bây giờ em bới tóc bỏ hai ba vòng anh thương -
Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng -
A Di Đà Phật chùa chật cho nên
-
Con quạ nó đậu nhánh gáo
-
Ông Tơ Hồng nói nhỏ anh nghe
Ông tơ hồng nói nhỏ anh nghe
Để xong mùa cấy ổng sẽ xe cho hai đứa mình -
Xéo xéo ba góc
-
Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ví dầu ví dẫu ví dâu,
Ăn trộm hái bầu, ăn cướp hái dưa. -
Nước ròng chẳng thấu Nam Vang
-
Gái đừng hay tới nhà trai
Gái đừng hay tới nhà trai,
Về sau hai vú bằng hai sọ dừa -
Mẹ tròn con dài
-
Trách lòng thầy ký thầy cai
Chú thích
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Bá tòng
- Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.
-
- Đồng tâm
- Cùng một dạ yêu thương nhau.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Tính cốn
- Tính chung tất cả các thứ một lần (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lao lư
- Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.
-
- Nam đáo nữ phòng
- (Chữ Hán) Con trai đến phòng của con gái. Nguyên văn:
Nam đáo nữ phòng nam tất đãng
Nữ đáo nam phòng nữ tất dâm
(Con trai đến phòng của con gái thì là người phóng đãng, không đứng đắn
Con gái đến phòng của con trai thì là người dâm dật).Đây là một trong những lễ giáo khắc nghiệt thời phong kiến.
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Giá
- Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…