Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Hay đâu nhân nghĩa xa lần ông mai
Tay cầm gàu nước sớt hai,
Bằng nay tưới lựu, bằng mai tưới đào
Muốn gần, ơn nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại biết làm sao cho gần.
Tìm kiếm "hai thuyền"
-
-
Ai ai cũng tưởng bậu hiền
-
Đưa anh về Quảng em lo
-
Nghe đồn cha mẹ anh hiền
Nghe đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể haiDị bản
Nghe đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi
-
Còn trời còn nước còn tình
-
Eo truông cách trở khó qua
-
Chuối chát măng chua
Chuối chát măng chua
Bốn mùa anh chịu khổ
Em tu hành anh chỉ chỗ em tu hành
Kìa kìa hai vị Phật sanh
Cha già mẹ yếu em đành bỏ đi tuDị bản
Chuối chát măng chua, bốn mùa em chịu khổ
Chàng có muốn đi tu, thiếp chỉ chỗ cho tu hành
Ngó vô trong chùa thấy ông Phật đang giáng sanh
Bỏ cha già mẹ yếu, chàng tu sao đành mà tu?
-
Chủ nhà đánh chó
-
Nước sông, nước suối cũng tui
Nước sông, nước suối cũng tui,
Hai tay mài nghệ lui cui một mình. -
Lời thề thốt quên quên nhớ nhớ
Lời thề thốt quên quên nhớ nhớ
Bức thư tình mở mở phong phong
Bạn về có nhớ ta không
Hai hàng châu lệ, cánh hồng gửi lên -
Anh đưa em tới nhà vuông
-
Nghiêng vai giã bạn tách mình
-
Đấy lạ thì đây cũng lạ
Đấy lạ thì đây cũng lạ
Anh kêu em dạ thiên hạ đều khen
Tưởng rằng đó nhóm đây nhen
Hai bên họp lại như đèn mới xinh
Ai ngờ anh lại phỉnh mình
Qua cầu rút ván để mình bơ vơ -
Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài
-
Gặt rồi đồng rạ trơ vơ
-
Chàng liều mình chàng như con không đẻ
-
Trời mưa cho ướt lá cà
Trời mưa cho ướt lá cà
Biết mặt nàng đấy biết nhà nàng đâu
Một là ở chốn đầu cầu
Hai là cắt cỏ chăn trâu cho người -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân tui dài, dái tui cứng
-
Vè chăn vịt
Thân tôi coi vịt cực khổ vô hồi
Sáng ra ngồi trông trời mau xế như chúa trông hiền thần
Hai cẳng lần lần như Địch Thanh thắng trận
Quần áo chưa kịp bận như Tào Tháo bị vây
Tay cầm cái cây như Tề Thiên cầm thiết bảng
Vịt chạy qua bờ ngăn đón cản như Tiết Nhơn Quý rượt Cáp Tô Văn
Quần bận còn xăn như Uất Trì tắm ngựa
Vịt ăn ngồi dựa bóng tùng như Tần Thúc Bảo lúc bệnh đau
Vịt chạy đuổi lao xao như La Thông tảo Bắc
Tối về nhà đèn chưa tắt như đãi yến công nương
Ngày ra tới đứng ngoài đường, chiều về như Phàn Lê Huê nhập trại. -
Một mẹ mà đẻ bốn con
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quảng Ngãi
- Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.
-
- Ao Vuông
- Một địa danh nằm ở phía bắc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trước kia, đây là vùng cây cối rậm rạp, nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Ba Gò
- Một địa danh nằm giữa hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời xa xưa, đây là vùng cây cối rậm rạp, có nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Tam Đa
- Một địa danh nay thuộc xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Đại Hòa
- Tên một thôn nay thuộc xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Nhà vuông
- Nhà cất trên nền cao chủ yếu có bốn cột lớn ở giữa rồi phát triển rộng ra hai mái trước sau và hai chái hai bên. Trước đây, khi có vấn đề gì cần thông báo với dân hoặc tập hợp tráng đinh đi bắt trộm cướp, người ta đánh mõ ở đây.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Bóng sắc
- Nhan sắc, sắc đẹp.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Đẻ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cân móc
- Còn gọi là cân treo, một loại cân thường gặp trước đây, gồm một thanh ngang có khắc vạch, một đầu treo một quả cân di chuyển được, đầu kia là móc cân. Khi muốn cân, người ta móc hàng hóa vào móc cân rồi dịch chuyển quả cân theo vạch ở đầu kia, cho đến khi nào cân thăng bằng thì đọc số ở vạch.
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Hiền thần
- Người bầy tôi giỏi (trong xã hội phong kiến).
-
- Địch Thanh
- Một danh tướng của nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.
-
- Tào Tháo
- Một nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, được người Việt Nam biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, theo đó ông được miêu tả là một người gian hùng và đa nghi. Trong lịch sử, Tào Tháo là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, và có công rất lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng (Huỳnh Cân) và nạn Đổng Trác.
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Tiết Nhơn Quý
- Một danh tướng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hóa kinh kịch Trung Quốc. Hình ảnh Tiết Nhơn Quý được thần thoại hóa thành "tướng tinh cọp trắng" và có nhiều câu chuyện dân gian xung quanh nhân vật này.
Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.
-
- Cáp Tô Văn
- Tướng tài của nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay). Theo chuyện ghi trong bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông sau được dựng thành tuồng và cải lương ở nước ta, trong chuyến xuất đại binh chinh phạt của vua Trung Quốc đời Đường là Đường Thái Tông, Cáp Tô Văn đánh bại tất thảy các tướng nhà Đường nhưng cuối cùng thua dưới tay Tiết Nhơn Quý, chặt đầu mình tự vẫn.
-
- Uất Trì Cung
- Một danh tướng thời Đường bên Trung Hoa. Ông họ Uất Trì tên Cung, tên chữ là Kính Đức, nổi tiếng có sức mạnh phi thường, phò tá vua Đường Thái Tông rất trung thành. Hình tượng Uất Trì Cung trong quan niệm dân gian Trung Hoa là một viên tướng mặt đen như than, cùng với Tần Quỳnh (mặt vàng) là hai vị thần giữ cửa (môn thần) trong tín ngưỡng truyền thống.
-
- Tần Thúc Bảo
- Danh tướng nhà Đường dưới thời Đường Thái Tông, là một trong những khai quốc công thần của nhà Đường, được dân gian tôn làm Môn Thần (thần giữ cửa) và được tiểu thuyết hoá trong nhiều tác phẩm văn học và sân khấu-điện ảnh.
-
- La Thông
- Một danh tướng đời Đường trong tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc La Thông tảo Bắc kể việc La Thông kéo quân lên cứu Đường Thái Tông bị vây khốn ở Bắc Phiên. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành một vở cải lương cùng tên (còn có tên khác là "Công chúa Đồ Lư"), được nhân dân ta, đặc biệt là người miền trong, ưa chuộng. Nhân vật La Thông cũng được nhắc đến trong các vở tuồng cổ Tiết Nhơn Quý chinh Đông và Tiết Đinh San chinh Tây.
-
- Phàn Lê Huê
- Một nữ tướng thời Đường, vợ của Tiết Đinh San, cũng là một danh tướng trong dã sử Trung Quốc. Phàn Lê Huê là nhân vật chính trong nhiều vở tuồng và cải lương biên soạn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc ở nước ta.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.