Tìm kiếm "phong vũ"

Chú thích

  1. Bạc phong cây
    Bạc (tiền của nói chung) sau khi được đếm đủ số lượng thường được gói kín lại thành cây vuông vắn để tiện cất giữ.
  2. Lòn
    Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Tân biến vi toan
    Chữ tân 辛 biến thành chữ toan 酸, một quan niệm lí số, theo đó những người thuộc can Tân (Tân Mùi, Tân Tỵ, Tân Mẹo, Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu) thường gặp nhiều chua cay (toan) trong cuộc đời. Tân biến vi toan là một trong Thập can chiết tự:

    Giáp 甲 biến vi điền 田
    Ất 乙 biến vi vong 亡
    Bính 丙 biến vi tù 囚
    Đinh 丁 biến vi vu 于
    Mậu 戊 biến vi quả 寡
    Kỷ 己 biến vi ân 殷
    Canh 庚 biến vi cô 孤
    Tân 辛 biến vi toan 酸
    Nhâm 壬 biến vi vương 王
    Quý 癸 biến vi thiên 天

  4. Phong lưu
    Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.

    Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
    Nợ phong lưu kẻ giả có người vay

    (Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)

  5. Hội Gióng
    Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  6. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  7. Khắc
    Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
  8. Phòng đào
    Cũng gọi là buồng đào (từ cũ trong văn chương). Chỉ phòng riêng của người phụ nữ.

    Buồng đào khuya sớm thảnh thơi
    Ra vào một mực nói cười như không
    (Truyện Kiều)

  9. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  10. Lại mặt
    Một lễ trong phong tục cưới xin ở ta. Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục: Cưới được ba hôm, đến hôm thứ tư thì hai vợ chồng làm lễ chè xôi đem về nhà vợ lạy gia tiên, gọi là lễ lại mặt, chữ gọi là tứ hỉ.
  11. Phong tình
    Tính trăng hoa, lẳng lơ. Có thể hiểu rộng là tình cảm nam nữ nói chung.

    Chẳng ngờ gã Mã giám sinh,
    Vẫn là một đứa phong tình đã quen
    (Truyện Kiều)

  12. Bài này có sự chơi chữ thuần Việt / Hán Việt: trăng / nguyệt, gió / phong.
  13. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  14. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  15. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  16. Xe kéo
    Cũng gọi là xe tay, một loại xe hai bánh do một người kéo, thường dùng để chở khách. Xe kéo xuất hiện ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19, do người Pháp đem qua, và đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giai cấp, người bóc lột người trong xã hội Pháp thuộc. Sau 1945, xe kéo bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

    Xe kéo

    Xe kéo

    Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
    Ông chồng thương đến cái xe tay

    (Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)

  17. Châu Đốc
    Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.

    Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."

    Đêm Châu Đốc

    Đêm Châu Đốc

  18. Nhóm họ
    Một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt, được tổ chức ở nhà gái một ngày trước khi làm lễ đưa dâu. Trong lễ này họ hàng nhà gái tề tựu đông đủ, cô dâu lạy từ biệt cha mẹ để về nhà chồng. Đồng thời, cha mẹ cô dâu trao của hồi môn và họ hàng cô dâu trao quà cưới.
  19. Rước dâu
    Lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vào đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê...) đến để rước dâu về.
  20. An Tử
    Tên một thôn nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
  21. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  22. Cần chánh điện Đại học sĩ
    Một trong bốn chức quan Đại học sĩ cao cấp thời phong kiến ở nước ta, hay được dân gian nói tắt là "Cần chánh" hay "ông Cần."
  23. Quảng Nam vô chánh nhất
    Quảng Nam không có người nào làm tới Cần chánh điện Đại học sĩ. Có nguồn giải thích do tính cách bộc trực, "hay cãi" của người Quảng Nam, ít được lòng người khác nên khó thăng tiến.
  24. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn
    Cất giữ lúa gạo phòng khi đói, cất giữ quần áo phòng khi rét (thành ngữ Hán Việt).
  25. Nhân Lý
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Xã Cao Nhân nổi tiếng với làng nghề trồng cau truyền thống. Hầu hết người dân ở đây làm nghề trồng, sấy và buôn bán cau.
  26. Lò Nồi
    Tên một xóm xưa thuộc tổng Dưỡng Động, nay là xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.