Làm trai lấy được vợ hiền
Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon
Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt Vũ môn hóa rồng
Tìm kiếm "như chuột"
-
-
Cá kèo mà gặp mắm tươi
-
Chàng về cho cực lòng tôi
Chàng về cho cực lòng tôi
Như chim mất bạn còn vui nỗi gì. -
Chàng ơi thương thiếp mồ côi
Chàng ơi thương thiếp mồ côi
Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào. -
Có chồng gần mẹ gần cha
Có chồng gần mẹ gần cha
Như cây gần giếng, sau mà nương thân. -
Con người có cố có ông
Con người có cố có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn.Dị bản
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
-
Con gái mà lấy cha dòng
-
Ðàn ông nằm với đàn ông
-
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
-
Đi đâu lả cả là cà
-
Ngó lên lỗ miệng em cười
-
Anh đã có vợ con riêng
-
Trai tơ lấy gái goá chồng
Trai tơ lấy gái goá chồng
Như mua nồi đồng đem nấu cám heo -
Sông Cung uốn lượn cong cong
-
Tình cờ anh gặp em đây
Tình cờ anh gặp em đây
Như cá gặp nước như mây gặp rồng
Mây gặp rồng mây lồng cuồn cuộn
Cá gặp nước con ngược con xuôi
Chồng Nam vợ Bắc anh ơi
Sao anh chẳng lấy một người như em? -
Công đâu ghẹo gái có chồng
Công đâu ghẹo gái có chồng
Như tát nước cạn, uổng công cày bừa -
Ngày nào em nói em thương
-
Chí công thương kẻ mồ côi
-
Nhỏ tuổi mà lấy đàn bà
-
Tham giàu phụ khó ai khen
Chú thích
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
-
- Cá kèo
- Còn gọi là cá bống kèo, là loài cá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Cá kèo có đầu nhỏ hình chóp, thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hướng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi. Cá kèo sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Thịt cá kèo mềm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như lẩu cá kèo, cá kho tộ, cá kho rau răm, cá kèo nướng....
-
- Cố tri
- Người quen biết cũ (từ Hán Việt).
Xưa từng có xóm có làng
Bà con cô bác họ hàng gần xa
Con trâu, con chó, con gà
Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.
(Mộc mạc - Võ Phiến)
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Mắm nhĩ
- Còn gọi là nước mắm cốt, loại nước mắm rất ngon, được dùng để pha với các loại mắm thông thường khác để bán. Mắm nhĩ có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Tầm phơ tầm phất
- Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khúc Phụ
- Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Chí công
- Hết công, hết lòng.
-
- Chín háp
- (Trái cây) chín khi chưa thật già vì bị thiếu nước hoặc sâu đục.
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.