Tìm kiếm "ngoại tình"
-
-
Đừng tham da trắng tóc dài
Đừng tham da trắng tóc dài
Đến khi lỡ bữa chẳng mài mà ăn -
Nuôi chí diệt Ngô, đan bồ đựng võ
-
Con lợn mắt trắng thì nuôi
Con lợn mắt trắng thì nuôi
Những người mắt trắng đánh rồi đuổi đi -
Người khôn con mắt dịu hiền
Người khôn con mắt dịu hiền
Người dại con mắt láo liên nhìn trời -
Ô kìa con cái nhà ai
Ô kìa con cái nhà ai
Cái váy thì dài, áo ngắn ngang hông!
Thấy ai giương mắt ra trông
Nghề nghiệp chẳng có, chổng mông kêu trời! -
Miệng tòe loe như ống nhổ
-
Thân tàn ma dại
Thân tàn ma dại
-
Mặt nạc đóm dày
-
Mắt sâu râu rậm
Mắt sâu râu rậm
-
Bảy làng Kẻ Đám, tám làng Kẻ He, không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước
-
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên trong nát bấy như đường trâu đi -
Lụa tốt xem biên, người hiền xem tướng
-
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
-
Tôi là con gái xóm trong
-
Trông xa cứ nghĩ là tiên
Trông xa cứ nghĩ là tiên
Đến gần cú đậu ở bên cạnh sườn -
Thắng về nội, thối về ngoại
-
Đất này đất tổ đất tiên
-
Cây đa Bình Trung, cây me Dương Phước
-
Bà kia bận áo xanh xanh
Bà kia bận áo xanh xanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâu
Bà ơi tôi không sợ bà đâu
Tôi se sợi chỉ tôi khâu miệng bà
Chừng nào bà chết ra ma
Trong chay ngoài bội hết ba chục đồng
Không khóc thì sợ lòng chồng
Có khóc cũng chẳng mặn nồng chi đâuDị bản
Chú thích
-
- Chợ Lớn
- Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Ống nhổ
- Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).
-
- Mặt nạc đóm dày
- Mặt nạc là mặt có phần thịt hai má, trán, cằm nhô ra quá nhiều. Đóm dày là đóm (củi) chẻ dày bản, khó cháy. Cả câu chỉ người ngu độn.
-
- Đạm Nội
- Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Xuân Phương
- Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Nguyễn Danh Phương
- Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
-
- Thanh Tước
- Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.
-
- Biên
- Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
-
- Tướng
- Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Bắp cày
- Đoạn tre hoặc gỗ hình bắp, nối cán cày với chỗ mắc dây ách.
-
- Voi nan
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Voi nan, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thối
- Thoái (lùi lại).
-
- Thắng về nội, thối về ngoại
- Cái gì tốt lành, đẹp đẽ thì bên nội được hưởng, khi sa cơ lỡ vận thì về bên ngoại.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Bình Trung
- Tên một làng nay là ấp Bình Trung, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
-
- Dương Phước
- Tên một thôn xưa thuộc tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công, nay thuộc xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Nói hành
- Nói xấu về người khác.
-
- Trong chay ngoài bội
- Những đám lễ lớn, bên trong làm cỗ chay, bên ngoài dựng rạp mời đoàn hát bội. Cụm từ "trong chay ngoài bội" chỉ những cảnh bận bịu rộn ràng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Để
- Ruồng bỏ.