Vợ chồng là nghĩa suốt đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
Vợ chồng là nghĩa suốt đời
Dị bản
Vợ chồng là nghĩa già đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
Vợ chồng là nghĩa suốt đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
Vợ chồng là nghĩa già đời
Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
Nước trong ai chẳng rửa chân
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn
Ăn mặn uống nước đỏ da
Nằm đất nằm cát cho ma nó hờn
Ở xa anh tưởng là tiên
Lại gần mới biết em chẳng hiền hơn ai
Nhìn đàn cò trắng bay qua
Thấy đồng lúa ở quê nhà héo hon
Xung quanh đồng lúa những đồn
Lúa héo bao ngọn căm hờn bấy nhiêu
Đêm nay sóng lúa rào rào
Hạ đồn, lúa dậy vẫy chào đoàn quân
Dù ai xe ngựa mặc ai
Đôi ta đi bộ đường dài thích hơn
Sớm ngày quảy gánh đi ra
Vừa đói vừa mệt như ma hớp hồn
Giàu mà ngốc nghếch ngu si
Đói mà biết cậu biết dì còn hơn
Ở đời ba bảy lần chồng
Miễn sao giữ được một lòng là hơn
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy?
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.