Tìm kiếm "hồn"

Chú thích

  1. Rắp
    Toan làm việc gì.
  2. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  3. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  4. Khế
    Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.

    Lá và hoa khế

    Lá và hoa khế

    Quả khế

    Quả khế

  5. Bất nhơn
    Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
  6. La Qua
    Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
  7. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  8. Phước Chỉ
    Một xã thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
  9. Chỉ
    Chị ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Lèn
    Núi đá vôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  12. Hồ lô
    Nghĩ gốc là quả bầu nậm (từ chữ Hán 葫蘆 hồ lô), loại bầu có eo quả co thắt lại. Vì ngày xưa vỏ bầu khô dùng để đựng rượu nên hồ lô còn có nghĩa là bầu rượu. Trong phong thủy và văn hóa Trung Hoa, hồ lô tượng trưng cho điềm lành.

    Hồ lô

    Hồ lô

  13. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  14. Luống chịu
    Đeo đẳng mãi hoàn cảnh không may mà đành phải chấp nhận (phương ngữ Nam Bộ).
  15. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  16. Khâm Thiên Giám
    Còn gọi là Tư Thiên Giám, một đài theo dõi thời tiết, nghiên cứu thiên văn, lịch pháp, tồn tại từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19 tại khu vực hiện nay là phố Khâm Thiên, Hà Nội.
  17. Nhà trò
    Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
  18. Vào thời Pháp thuộc, phố Khâm Thiên nổi tiếng có nhiều dãy nhà cô đầu, được gọi là "xóm cô Đầu" hoặc "xóm Cầm Ca."
  19. Bô Bô
    Tên một nữ thần trong văn hóa dân gian Quảng Nam. Tương truyền, Bô Bô là nữ tướng Chiêm Thành, chỉ huy trận đánh giữa quân Chiêm và đạo quân của vua Lê Thánh Tông. Thua trận, bà dẫn quân rút về định cố thủ ở kinh đô Mỹ Sơn, nhưng đến làng Thu Bồn (nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) thì voi ngã, bà bị giết chết. Hiện nay vẫn còn đền thờ bà ở đây.
  20. Phường Chào
    Tên một nữ thần trong dân gian Quảng Nam. Theo thần phả biên soạn năm Khải Định thứ 4 (1919) thì bà tên là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 25 tháng 2 năm Cảnh Thịnh bát niên (1800) tại làng Phường Chào (thuộc châu Phiếm Ái), nay thuộc thôn Mỹ Phiếm, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam. Ở trần gian được 17 năm, ngày 19 tháng 11 năm Gia Long thứ 16 (1817), bà hiển linh tại đất Phường Chào và được vua sắc phong làm thần, được nhân dân lập miếu thờ.
  21. Sa Huỳnh
    Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.

    Mộ chum, cổ vật tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

    Mộ chum, cổ vật tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

  22. Vạn
    Làng chài.
  23. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  24. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).