Miệng ăn núi lở
Tìm kiếm "ăn chơi"
-
-
Được ăn cả, ngã về không
Được ăn cả,
Ngã về không -
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền -
Ông ăn chả, bà ăn nem
-
Bát ăn bát để
Bát ăn bát để
Dị bản
Của ăn của để
-
Hay ăn đi ở vú, hay đú đi làm nàng hầu
-
Khôn ăn cái, dại ăn nước
Khôn ăn cái,
Dại ăn nước -
Muốn ăn oản Bụt cho thơm
-
Vừa ăn cắp vừa la làng
Vừa ăn cắp vừa la làng
-
Muốn ăn cơm trắng, cá thèn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hay ăn thì béo, hay đéo thì gầy
Hay ăn thì béo, hay đéo thì gầy
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhịn ăn mười bữa chưa gầy
Nhịn ăn mười bữa chưa gầy
Nhịn đụ một bữa mặt mày xanh xao -
Muốn ăn cơm trắng cá mè
-
Muốn ăn cơm trắng cá rô
-
Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình
-
Đồng ăn đồng gửi cho chồng
-
Vè ăn trộm
Quan tướng tôi ơi
Kì này nực trời
Ở đâu kéo đến
Cổ cao nghền nghện
Đầu đội mũ mo
Lưng giắt dao to
Lưng đeo bẫy chó
Nhà giàu nhà có
Tướng vào tướng chực
Nhà nào còn thức
Tướng chớ vào chi … -
Trầu ăn không béo mà thèm
-
Ai ăn cau cưới thì đền
Ai ăn cau cưới thì đền
Tuổi em còn bé chưa nên lấy chồng -
Mồm ăn sạt sạt
Chú thích
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Vú
- Người đàn bà nuôi con người khác bằng sữa của mình. Nghề này cũng gọi là đi ở vú. Dưới thời Pháp thuộc, nhiều người phụ nữ nghèo khổ phải đi ở vú cho nhà giàu, nhà quyền quý.
-
- Đú
- Đùa cợt không đứng đắn, thường giữa nam và nữ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Cá phèn
- Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.
-
- Đa Bút
- Một thôn thuộc xã Tân Vinh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là nơi đầu tiên tìm được những di vật của nền văn hóa Đa Bút - nền văn hóa Việt Nam có niên đại sau các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, cách đây khoảng 5000 - 6000 năm.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Làng Quỷnh
- Tên một làng thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Làng có nghề truyền thống là trồng chè.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bồ
- Đồ đan bằng tre, quẩy sau lưng, để đựng nông sản khi lượm hái.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Lính tráng
- Lính tiếp tục ở lại làm lính sau khi đã mãn hạn lính.
-
- Ngãi nhơn
- Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bào
- Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...