Khéo bán, khéo mua vẫn thua người khéo nói.
Tìm kiếm "xứ"
-
-
Lưỡi cày đóng sét đã lâu
-
Ví dầu lịch vắn, lươn dài
-
Xứ mù thằng chột làm vua
Xứ mù thằng chột làm vua
-
Xứ nào vui bằng xứ Sài Gòn
-
Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ
Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ
Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ
Tương tư hồn mộng dật dờ,
Đành nào em nỡ buông lờ quên nơmDị bản
-
Xứ đâu bằng xứ Lung Tràm
-
Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng
-
Xứ độc địa người đi ít lại
Xứ độc địa người đi ít lại
Chốn hiểm nguy có vãng không lai
Anh đi phụ rẫy trúc mai
Bỏ em than vắn thở dài nhớ thương -
Xứ em có núi Xách Quần
-
Xưa nay thế thái nhân tình
-
Xương sườn xương sống
-
Xương bằng tre già
-
Xưa kia ăn những của chồng
Xưa kia ăn những của chồng
Mới có một đồng đỏng đảnh ăn riêngDị bản
Xưa kia ăn những của chồng
Kiếm được một đồng, đủng đỉnh ăn riêng
-
Xuôi chèo mát mái
Xuôi chèo mát mái
-
Xưa kia anh bủng anh beo
Xưa kia anh bủng anh beo
Tay bưng bát thuốc, tay đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi
Thà tôi xuống giếng cho rồiDị bản
Khi anh mặt bủng da chì
Tay bưng bát thuốc, tay thì bát canh
Bây giờ anh đẹp anh xinh
Anh lấy vợ lẽ, phụ tình thiếp tôi
-
Xưa kia có thế này đâu
Xưa kia có thế này đâu
Bởi vì sợ vợ nên râu quặp vào. -
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng.
Con sông nước chảy đôi dòng
Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào? -
Xưa kia ngọc ở tay ta
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người
Hỡi người được ngọc đừng cười
Ngọc nơi tay người trước ở tay taDị bản
Xưa kia ngọc ở tay ta
Vì ta thiếu đức, ngọc qua tay ngườiTrước kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng ngọc sa tay người
Ai ơi được ngọc chớ cười
Tôi cầm chẳng mát mượn người cầm cho
-
Xuống đồng ngắt lá rau xanh
Chú thích
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Cà nanh
- Ghen tị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cá lịch
- Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Thủ Đức
- Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Lung Tràm
- Địa danh nay là một ấp thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây chính là quê hương ông Nguyễn Long Phi, nguyên mẫu của nhân vật Bác Ba Phi rất nổi tiếng trong các chuyện kể dân gian Nam Bộ.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Thị tứ
- Khu vực có dân cư đông đúc, các ngành buôn bán phát triển. Từ này đôi khi cũng được dùng như tính từ.
-
- Kinh Cùng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Củi lụt
- Những cây gỗ trôi trên sông khi có lũ lụt, nước lớn, thường được vớt vào phơi khô để dành làm củi đốt.
-
- Núi Xách Quần
- Tên một hòn núi trong dãy Vĩnh Thạnh, Bình Định. Theo Nước non Bình Định của Quách Tấn thì: "Núi đứng nghiêng nghiêng về hướng Tây Nam, hình giống người đàn bà vừa làm "chuyện gì đó" xong đứng dậy, tay còn xách quần. Nên người địa phương thường gọi là Núi Xách Quần."
-
- Lanh chanh
- Hấp tấp, nhanh nhảu đoảng dễ dẫn đến làm lỡ việc.
-
- Thế thái nhân tình
- Chuyện đời (thế thái) và tình người (nhân tình). Chỉ hiện trạng cuộc sống nói chung.
-
- Văn mình, vợ người
- Do câu Tự kỉ văn chương, tha nhân thê thiếp, nghĩa là văn của mình (thì hay), vợ của người khác (thì đẹp).
-
- Nuốt lống
- Nuốt không cần nhai.
-
- Bủng beo
- Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
-
- Chểnh mảng
- Không để tâm thường xuyên đến công việc của mình.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Sen dâu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sen dâu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).