Kẻ cò người hén độc huyền
Nói thơ Sáu Trọng kiếm tiền cho xong
Tìm kiếm "tiến"
-
-
Lăm le dạ muốn kết duyên
Lăm le dạ muốn kết duyên
Thấy anh giở chén chung tiền em chê -
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương cho đỡ tốn tiền mẹ chaDị bản
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương là để dành tiền cho vayĂn tương không phải là tu
Ăn tương cho hết cái ngu để chừa
-
Chợ Nghệ một tháng sáu phiên
-
Cây cao lá nhỏ chiền chiền
-
Bấy lâu vắng mặt đeo phiền
-
Chợ Viềng năm họp một phiên
-
Làng Bút Trận có làm mía mưng
-
Kèn kèn cuống cuống
Kèn kèn cuống cuống
Mày ra bờ ruộng
Mày khóc ba tiếng
Cho kèn tao kêu
Tao thấy đỉa đói
Tao bêu đầu mày -
Cổ Loa là đất đế kinh
-
Ai về thăm huyện Đông Ngàn
-
Thái Đô làm kẹo mạch nha
-
Đồn rằng Khải Định nịnh Tây
-
Thằng Hóa Quảng về Quảng Hóa
-
Lắm ló Xuân Viên
-
Đến đây chẳng lẽ ngồi không
Đến đây chẳng lẽ ngồi không
Nhờ chàng giã gạo cho đông tiếng hòDị bản
Tới đây chẳng lẽ ngồi không
Cầm chày giã gạo cho đông bạn bè
-
Nước mắt Phú Phong chảy qua Phú Lạc
-
Tay cầm cái dao
-
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay
Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phầnDị bản
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp chờ lộ tiếng ai hay
Kẻo cái miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Xấu em đi một nửa, chàng gầy một phân
-
Thân em ở bụi ở bờ
Chú thích
-
- Hén
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hén, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Thơ Sáu Trọng
- Một truyện thơ dân gian khuyết danh được lưu truyền khá rộng rãi ở Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Truyện kể về cuộc đời nhân vật Lê Văn Trọng, một người trượng nghĩa, có hào khí. Truyện cũng phản ánh phần nào diện mạo xã hội và tâm lí chống đối chính quyền thực dân của giới bình dân Nam Bộ thời bấy giờ. Nhà văn Sơn Nam ca ngợi "Thơ Sáu Trọng được truyền tụng, ngoài ý muốn của thực dân Pháp, đã trở thành một loại ca dao, xứng đáng nêu trong bảng liệt kê văn chương bình dân, xứng đáng được ghi trong chương trình Việt văn."
-
- Ở Nam Bộ, hình thức nói thơ khá phổ biến trong dân ca dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói thơ Bạc Liêu, nói thơ Cậu Hai Miêng, nói thơ Thầy Thông Chánh… Dù hình thành chỉ khoảng một thế kỉ nhưng nói thơ đã có một vị trí vững chắc trong lòng người dân Nam bộ bởi tính tự sự, dễ nói, dễ thuộc và là tiếng lòng, thổ lộ nhiều tâm sự trong cuộc sống.
Các phiên chợ sáng ở những vùng thành thị thường xuất hiện những người ăn xin, ngồi bên lề đường, tay gảy đàn bầu nói thơ Sáu Trọng. Giọng thơ buồn bã, ai oán, vương vấn buồn thương nên được nhiều người đi chợ chú ý, cho tiền. (Đọc thêm)
-
- Chợ Nghệ
- Một ngôi chợ có từ xưa, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, nổi tiếng là nơi buôn bán, chuyển nhượng trâu bò từ miền ngược về miền xuôi. Trước đây chợ họp theo phiên vào các ngày mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hằng tháng. Vào năm 2005, chợ Nghệ bị cháy, sau đó chợ mới được xây dựng lại trên nền chợ cũ.
-
- Chiền chiền
- Tỏ, rõ, rành rành.
Hai bên giáp mặt chiền chiền
Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay!
(Truyện Kiều)
-
- Kháp
- Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
-
- Chợ Viềng
- Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.
-
- Bút Trận
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Cổ Loa
- Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
-
- Đông Ngàn
- Một địa danh cổ, tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay.
-
- Giếng Ngọc
- Giếng nằm trong khu di tích Cổ Loa, giữa ao nước trước đền thờ An Dương Vương. Tương truyền đây là nơi nàng Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương, thường tắm và trang điểm, và cũng là nơi Trọng Thủy nhảy xuống tự vẫn khi Mỵ Châu bị vua cha chém (nên cũng gọi là giếng Trọng Thủy). Theo chuyện cổ tích Việt Nam: Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.
-
- Nghĩa Đô
- Địa danh nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước năm 1942, vùng này thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau khi giải phóng Thủ đô (10/1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú, trong đó làng An Phú nổi tiếng với nghề nấu kẹo mạch nha và dệt lĩnh lụa, làng Nghè nổi tiếng nghề làm giấy sắc phong.
-
-
- Làng Vòng
- Tên một làng nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Vòng nổi tiếng với cốm làng Vòng, một đặc sản không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả nước ta.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Khải Định
- (1885 – 1925), hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Ông tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, lên ngôi ngày 18/5/1916, ở ngôi được 10 năm thì lâm bệnh nặng và qua đời. Ông bị lịch sử đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời, chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa, thân Pháp, và không được lòng dân chúng.
-
- Câu ca dao này là tập theo hai câu 931 và 932 trong Truyện Kiều:
Lầu xanh quen lối xưa nay
Nghề này thì lấy ông này tiên sư
-
- Quảng Hóa
- Gọi tắt là phủ Quảng, tên một phủ được thành lập dưới triều Nguyễn trên cơ sở chia tách từ phủ Thiệu Hóa, gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Tế. Lị sở của phủ này ở gần thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay. Năm 1945, phủ này được chia thành các huyện tương ứng trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Địa danh Quảng Hóa không còn tồn tại nữa. Ở đây nổi tiếng món chè lam phủ Quảng.
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Căn nguyên
- Nguyên nhân, nguồn gốc.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Xuân Viên
- Địa danh nay thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Hội Thống
- Địa danh nay thuộc xã Xuân Hội, cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Nằm ở mé bờ Nam cửa Hội, Hội Thống có nghề nông, nghề buôn nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nghề biển. Ở đây ngoài ngôi Đình Kiên Nghĩa còn có các đền miếu mà trong đó có 3 ngôi đền thờ Nam Hải Ngư thần (cá ông) thường gọi là đền Cô, đền Cố, đền Cậu. Lễ cầu ngư ở Hội Thống được tổ chức hàng năm hoặc 3 năm 1 lần vào ngày 3/2 âm lịch.
-
- Do Nha
- Còn gọi là Xuân Nha, một làng xưa thuộc tổng Tam Chế, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, sau thuộc xã Ngũ Lộc, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay thuộc huyện Nghi Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề truyền thống là đan lát.
-
- Lộc Châu
- Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cẩm Mỹ
- Địa danh trước đây là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Kẻ Giăng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Giăng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kẻ Cừa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Cừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trung Sơn
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
-
- Cơn
- Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Yên Xứ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Yên Xứ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Phú Phong
- Một địa danh nay là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm về phía tây của tỉnh Bình Định, từ xưa đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa.
-
- Phú Lạc
- Tên một làng nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Xưa là làng thuộc Kiên Thanh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Đây là quê hương của người anh hùng Mai Xuân Thưởng, một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định.
-
- Mai Xuân Thưởng
- Một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định. Ông sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ chiến đấu, đến năm 1887 thì cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt và xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Do từng đậu cử nhân và là con thứ bảy trong gia đình, ông còn có tục danh là ông Bảy Cử.
-
- Sơn băng thủy kiệt
- Núi lở, sông cạn (thành ngữ Hán Việt). Tiếng Việt ta có thành ngữ tương tự là sông cạn đá mòn, thường dùng để thề nguyền. Ở một số ngữ cảnh, đây được coi là điềm báo đất nước sắp gặp họa lớn, dân chúng phải lầm than khổ sở.
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.