Lâm râm khấn Phật khấn Trời
Xin cho cha mẹ sống đời nuôi con
Lâm râm khấn Phật khấn trời
Dị bản
Lầm rầm khấn vái Phật Trời
Xin cho cha mẹ đời đời nuôi con
Lâm râm khấn Phật khấn Trời
Xin cho cha mẹ sống đời nuôi con
Lầm rầm khấn vái Phật Trời
Xin cho cha mẹ đời đời nuôi con
Trên non tốc một tiếng còi
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi
Không đi thì sợ quan đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi nấu măng
Chị em một ruột cắt ra
Chị có em có mới là thân nhau
Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có, ắt là người dưng
Có hai Phật sống trong nhà
Sớm hôm lễ niệm đi xa đâu cần
Anh về mắc võng ru con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non trái mùa
Anh về mắc võng ru con
Ai lên xe xuống ngựa, ai đẹp giòn mặc ai
Anh đi chơi nhởn đâu đây?
Phải cơn mưa này ướt áo lấm chân
Chậu nước em để ngoài sân,
Em chờ anh rửa xong chân, anh vào nhà.
Vào nhà em hỏi tình ta,
Trăm năm duyên ngãi mặn mà hay không?
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha nghĩa mẹ khôn đền,
Vào thưa, ra gửi mới nên con người.
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về,
Kẻo em đây đang còn theo chân thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)