Bắp non xao xác trổ cờ
Người thương đứng đó giả lơ không chào
Bắp non xao xác trổ cờ
Dị bản
Bắp non xao xác trổ cờ
Thương nhau xin chớ nhởn nhơ cười trừ.
Bắp non xao xác trổ cờ
Thương nhau xin chớ nhởn nhơ cười trừ.
Chàng đi trâu để em chăn
Để nón em đội để khăn em cầm
Nhác trông thấy bóng anh đi
Thấy chân anh bước dạ thì em thương
Nhác trông thấy bóng anh qua
Hình dung chải chuốt thật là xinh sao
Em mong thấy mặt em chào
Vắng anh em những khát khao đêm ngày
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa
Tôi chào cô Hai như sao Mai rạng mọc
Tôi chào cô Ba như hạt ngọc lung linh
Tôi chào cô Tư như thủy tinh trong vắt
Tôi chào cô Năm như hương ngát bông lan
Tôi chào cô Sáu như hào quang lóng lánh
Tôi chào cô Bảy như cuốn sách chạm bìa vàng
Tôi chào cô Tám như hai làng liễn cẩn
Chào cô Chín như rồng ẩn mây xanh
Chào cô Mười như chim oanh uốn lưỡi trên cành
Chào rồi tôi chụp hỏi rành rành
Hỏi căn cơ hà xứ phụ mẫu cùng huynh đệ thiểu đa
Hỏi cho biết cửa biết nhà
Nhờ ông mai tới nói, nay tới chết tôi cũng quyết giao hòa với một cô.
Súc sắc, súc sẻ
Nhà nào còn đèn, còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào
Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành
Những con như tranh, những con như vẽ
Hồi nào tôi mạnh mình đau
Bắt từng con tép nấu rau nuôi mình
Hồi nào tui mạnh, mình đau
Tui bắt từng con cá ruộng nấu canh rau tui nuôi mình.
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa Yên Lệnh-Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý Nhân).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
(Truyện Kiều)
1. Theo nhà văn Sơn Nam, Chắc Cà Đao là do chữ Prek Pédao (Prek: rạch; Pédao: một loại dây mây), nghĩa là con rạch có nhiều dây mây.
2. Theo ông Nguyễn Văn Đính, địa danh Chắc Cà Đao có thể do chữ Khmer chắp kdam (bắt cua) mà ra vì vùng này xưa kia có nhiều cua. Học giả Vương Hồng Sển cho rằng cách giải thích này có lí hơn.