Chừng nào núi Bụt hết cây
Lại Giang hết nước, dạ này hết thương
Tìm kiếm "bao ngày"
-
-
Chừng nào cho sóng bỏ gành
Dị bản
Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ bể thì anh bỏ nàng
-
Vuông vuông cửa đóng hai đầu
-
Chừng nào sen mọc biển Đông
Dị bản
Bao giờ sen mọc biển Đông
Bà con họ Nguyễn bế bồng nhau đi
-
Không ăn thì bị đói
-
Không cánh mà bay mới lạ đời
-
Tam Giang rộng lắm ai ơi
Tam Giang rộng lắm ai ơi
Có ai về Sịa với tôi thì về
Đất Sịa có lịch có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm ănDị bản
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranhAnh có về Kinh Bắc quê em
Mà nghe quan họ, mà xem làng nghề
Quê em có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề cửi canhHỡi cô thắt dải bao xanh
Có về kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề can seo
-
Chữ rằng ngư thủy một đường
Dị bản
Chữ rằng “Ngư thủy nhứt đường”
Bao giờ cùng chiếu cùng giường mới an
-
Tà tà bóng ngả trăng nghiêng
Dị bản
Tà tà bóng ngả trăng nghiêng
Bao nhiêu vui về bạn, bấy nhiêu phiền về ta
-
Tay cầm cuốn sách bìa vàng
Dị bản
Tay cầm cuốn sách bìa vàng
Sách bao nhiêu chữ dạ anh thương nàng bấy nhiêu
-
Áo dày chẳng nệ quần thưa
Dị bản
Bảy mươi, mười bảy bao xa,
Bảy mươi có của, mười ba cũng vừa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vè chửi ăn cắp
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!Dị bản
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
là cú là cáo
là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
-
Bánh canh trắng, bánh canh ngọt, rượu bọt bỏ ve
Bánh canh trắng, bánh canh ngọt, rượu bọt bỏ ve
Ai kêu tôi đó, dạ có tôi đây
Bốn mùa bông cúc vần xoay
Để xem trời định duyên này về đâuDị bản
Bánh canh trắng, bánh canh ngọt, rượu bọt đầy ve
Bao giờ mặt trời hết quay
Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường
-
Hai tay cầm bốn trái dưa
Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Hai tay cầm bốn lượng vàng
Vàng thời bỏ được, nghĩa chàng em không buôngDị bản
Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Hai tay đeo bốn chiếc vàng
Của cha mẹ sắm của chàng một đôi.Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Tay cầm cuốn sách bìa vàng
Sách bao nhiêu chữ, dạ thương chàng bấy nhiêuHai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Một trái thì để đầu giàn
Bao nhiêu bồ hóng thương chàng bấy nhiêu
-
Trông lên hòn núi Nhạn
-
Bên Tây có chiếc tàu sang
Bên Tây có chiếc tàu sang
Sinh ra khố đỏ, quần vàng, áo thâm
Cho nên anh chịu âm thầm
Vai vác khẩu súng, tay cầm bình-toong
Ra đi sông cạn đá mòn
Ra đi thương nhớ vợ con ở nhà
Việc Tây anh phải trẩy xa
Khi ở Hà Nội khi ra Hải Phòng
Nói ra đau đớn trong lòng
Vợ con nào biết vân mòng là đâuDị bản
Bên Tây có chiếc tàu sang
Sinh ra khố đỏ, quần vàng, áo thâm
Cho nên anh chịu âm thầm
Vai vác khẩu súng, tay cầm bình-toong
Ra đi sông cạn đá mòn
Ra đi thương nhớ vợ con ở nhà
Việc Tây anh phải trẩy xa
Khi ở Hà Nội khi ra Hải Phòng
Nói ra đau đớn trong lòng
Vợ con nào biết Hải Phòng là đâu
Việc Tây như lửa trốc đầu
Cho nên anh dặn trước sau mọi lời
Chú thích
-
- Núi Bụt
- Tên một ngọn núi nhỏ nay thuộc địa phận xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- An Lão
- Địa danh nay là huyện An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và An Khê (Gia Lai), bốn phía bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão.
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Câu này được cho là lời sấm về sự kết thúc của chế độ phong kiến nhà Nguyễn năm 1945, trong đó "sen mọc biển Đông" được giảng giải theo hai cách:
- Sự bành trướng của Liên Xô (liên từ Hán Việt nghĩa là hoa sen) về phía Đông.
- Sự việc người Nhật cho thả hoa sen (có nguồn cho là thả bèo Nhật Bản) ở các sông hồ Việt Nam.
-
- Phá Tam Giang
- Tên một cái phá nay thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm.
Ngày nay phá Tam Giang là một hệ sinh thái rộng 52 km², cung cấp hàng nghìn tấn hải sản hàng năm, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của Huế.
-
- Sịa
- Một địa danh nay là tên thị trấn của huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 30km theo hướng Đông trên Quốc lộ 1. Về tên Sịa, có một số giả thuyết:
- Sịa là cách đọc trại của sỉa, cũng như sẩy (trong sẩy chân), nghĩa là vùng trũng, vùng sỉa, lầy.
- Sịa là cách đọc trại của sẻ. Vùng Sịa xưa là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
- Sịa là cách đọc trại của sậy, vì trước đây vùng này nhiều lau sậy.
-
- Đông Hồ
- Tên Nôm là làng Mái, một làng nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm tranh in truyền thống trên giấy điệp. Để làm giấy điệp in tranh, người làng Đông Hồ giã nát lớp vỏ mỏng của một loại sò biển tên là điệp, trộn với hồ nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)... Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường tranh Đông Hồ chỉ dùng nhiều nhất 4 màu.
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Quan họ
- Lối hát dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc, tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Quan họ được chia làm hai loại: Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe, đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ, không có nhạc đệm và chủ yếu là hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội ở các làng quê. Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ," có nhiều hình thức biểu diễn phong phú hơn, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, được biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội...
Năm 2009, cùng đợt với ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Giã bạn - Người ơi người ở đừng về - Đến hẹn lại lên (Quan họ Bắc Ninh)
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Seo
- Một công đoạn trong quá trình làm giấy dó. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó.
-
- Ngư thủy nhất đường
- Cá nước một nhà (chữ Hán).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tà
- Chếch hẳn về một phía (nói về mặt trời hay mặt trăng) khi ngày hoặc đêm đã quá muộn, đã sắp hết.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Nệ
- Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
-
- Tọng
- Nhồi nhét vào.
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Bánh canh ngọt
- Loại chè được làm từ sợi bánh canh nấu với nước đường, thêm gừng cho thơm.
-
- Rượu bọt bỏ ve
- Cách gọi nước ngọt hoặc xá xị của người Nam Bộ ngày trước, theo Sơn Nam. Xem thêm ve.
-
- Bồ hóng
- Bụi than đen đóng lại trên vách bếp, nóc bếp, đáy nồi... trong quá trình nấu nướng.
-
- Núi Nhạn
- Một ngọn núi nhỏ nằm bên bờ sông Đà Rằng. Núi còn có các tên núi Khỉ, Tháp Dinh hoặc núi Bảo Tháp, vì trên đỉnh núi có một ngọn tháp Chăm được xây từ thế kỉ 11.
-
- Sông Đà Rằng
- Tên phần hạ lưu của sông Ba, một con sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung là Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm Ea Rarang, nghĩa là "con sông lau sậy."
-
- Hạng Vũ
- Tên huý là Hạng Tịch, còn gọi là Tây Sở Bá Vương. Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang đầu thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Hạng Vũ là một anh hùng có sức mạnh "bạt sơn cử đỉnh," yêu thương quân sĩ nhưng lại có lòng nhân "của đàn bà" (cách dùng từ trong Sử Ký), hay nghi ngờ các tướng lĩnh, vì vậy mà cuối cùng thất bại vào tay Lưu Bang.
-
- Ngu Cơ
- Vợ yêu của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Tương truyền khi quân Sở sắp thua trận, Hạng Vũ cùng Ngu Cơ uống rượu và ca hát trong trướng, sau đó Ngu Cơ dùng kiếm tự vẫn. Nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ, người ta gọi là "Ngu mĩ nhân thảo." Mối tình của Ngu Cơ và Hạng Vũ được đời sau truyền tụng và ca ngợi.
-
- Ô Giang
- Một con sông ở Trung Quốc, nơi Hạng Vũ bỏ mình. Theo Sử Ký, khi bị quân của Lưu Bang truy kích, Hạng Vũ muốn đi sang phía đông, vượt sông Ô Giang. Người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, bảo Hạng Vương "Giang Đông tuy nhỏ, đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông. Nay chỉ một mình thần có thuyền, quân Hán đến không có cách gì vượt qua." Hạng Vương cười nói "Trời hại ta, ta vượt qua sông làm gì! Vả chăng Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta, cho ta làm vương, ta cũng còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao?" Xong ông xuống ngựa, một mình giết mấy trăm quân Hán, rồi tự đâm cổ chết.
-
- Lính tập
- Một lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, theo chính sách dùng người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp. Lính tập gồm lính khố đỏ, lính khố xanh, lính khố vàng, lính khố lục, những tên gọi xuất phát từ màu dải thắt lưng họ quấn quanh quân phục.
-
- Bi đông
- Cũng gọi là bình toong, phiên âm từ gốc Pháp bidon, đồ đựng bằng kim loại hoặc nhựa, miệng nhỏ, thân to và hơi dẹt, có nắp đậy bằng cách vặn, dùng đựng nước uống hoặc nói chung các chất lỏng để mang đi.
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Hải Phòng
- Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
-
- Vân mòng
- Tăm hơi, tin tức. Tham khảo thêm.
-
- Trốc
- Nhổ, làm cho bị lật lên cả mảng, cả khối.