Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
Tìm kiếm "ban thờ"
-
-
Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
-
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
-
Nựng nựng nà nà
-
Chồng con cá, vợ lá rau
Chồng con cá, vợ lá rau
-
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
-
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng hay chữ như soi gương vàngDị bản
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà
-
Có chồng thì phải theo chồng
Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo. -
Có phúc lấy được vợ già
Có phúc lấy được vợ già
Sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Nó ăn nó bỏ tan tành nó điDị bản
Có duyên lấy được vợ già
Vừa sạch cửa nhà lại ngọt cơm canh
Hoài hơi mà lấy trẻ ranh
Ăn vụng xó bếp ỉa quanh đầu nhà
-
Cháu bà nội, tội bà ngoại
Dị bản
Ăn nội tội ngoại
Ăn ngoại vái nội
-
Một người làm quan, cả họ được nhờ
Một người làm quan, cả họ được nhờ
Dị bản
Một người làm quan, sang cả họ
Một người làm quan cả họ được cậy
Một người làm bậy cả họ mất nhờ
-
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
Dị bản
Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú vú dì
-
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Mẹ ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi đừng đánh con khờ,
Để con đan lờ bắt cá mẹ ănDị bản
Mẹ ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
– Bắt ốc ốc nhảy lên bờ
Hái rau rau héo, mẹ nhờ chi con?
-
Một mẹ già bằng ba con ở
Dị bản
Một mẹ già bằng ba đứa ở.
-
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ má đừng lấy chồng bỏ con
Con quạ nó đứng đầu non
Nó kêu bớ má thương con trở về -
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
-
Cá không ăn muối cá ươn
-
Chiều chiều cắp rổ hái rau
-
Làm trai lấy được vợ hiền
-
Vì chồng nên phải gắng công
Vì chồng nên phải gắng công
Nào ai xương sắt da đồng chi đây.
Chú thích
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cháu bà nội, tội bà ngoại
- Con đẻ ra mang họ nội, nhưng khi cần trông nom lại thường nhờ vả về bên ngoại.
-
- Sẩy
- Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Con ở
- Người giúp việc ở trong nhà.
-
- Chim vịt
- Một loại chim thường gặp ở các vùng đồng quê nước ta. Chim trống trưởng thành dài khoảng một gang tay, có màu xám nâu ở phần trên và màu cam ở dưới bụng, đầu có màu xám kéo xuống đến phần trên của ngực. Lông đuôi của chúng có những khuyên màu trắng trên nền đen hay nâu sẫm. Chân và bàn chân có màu vàng, mắt đỏ, mỏ thường có màu nâu sẫm, gốc mỏ màu vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chim mái trông tương tự như chim trống nhưng thiên về tông màu nâu.
Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.
-
- Cưỡng
- Cãi lại, không chịu khuất phục (từ Hán Việt).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.