Đêm năm canh không ngủ, dậy ngồi,
Cớ sao trong dạ bồi hồi chuyện chi?
Đau lòng ta lắm, hỡi nữ nhi
Thếp dầu đầy, anh thắp hết, bày ly, anh than hoài!
Quên đi thì chớ, nhớ lại khó nổi nguôi ngoai,
Tự xưa cho đến rày cách trở đợi trông,
E cho nàng có chốn ba đông,
Có nơi kết tóc, không trông đến phận chàng,
Đêm nằm khô héo lá gan,
Thếp dầu đầy anh thắp hết, cháy tàn bày ly.
Kể từ ngày em chịu chữ tùng quy,
Chàng Hồ thiếp Hán tài chi không buồn rầu!
Chiều chiều ra đứng soi dâu,
Nghe con chim nó kêu dìu dắc, dạ anh sầu bấy nhiêu.
Tìm kiếm "SAO sa"
-
-
Lắm quan quân thêm bận nhà hàng
-
Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
– Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
Chồng con chưa có, mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn năm quan
Cau chẵn năm ngàn
Lợn béo năm con
Áo quần năm đôi
– Mẹ ơi, năm nay con hai mươi ba tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Com chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn ba quan
Cau chẵn ba ngàn
Lợn béo ba con
Áo quần ba đôi
– Mẹ ơi, năm nay con ba mươi hai tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn một quan
Cau chẵn một ngàn
Chó béo một con
Áo quần một đôi
– Mẹ ơi, năm nay con bốn mươi ba tuổi rồi
Chồng con vẫn hoàn chưa có… mẹ thời
Mẹ thời… cho không. -
Mưa từ thung lũng mưa ra
Mưa từ thung lũng mưa ra
Trèo non, lội suối em qua tìm chồng
Tìm chồng sao chẳng thấy chồng
Lênh đênh trôi dạt theo dòng tới đâu -
Phải gặp Ông Tơ hỏi sơ cho biết
-
Gió chiều nào, bay theo chiều ấy
Gió chiều nào, bay theo chiều ấy
Trước kia em nói rằng em lấy chồng quan
Sao bây giờ em chẳng hưởng giàu sang
Mà đi phơi nắng, bán than đen sì -
Đôi gióng mây anh ra tay thắt nút
-
Bây giờ hỏi thật câu này
-
Chèo thuyền ra sông Cái, em ngó lại quê mình
-
Hỡi người đi đó xinh thay
Hỡi người đi đó xinh thay
Có khuôn đúc tượng, cho anh đây đúc cùng
– Người sao ăn nói lạ lùng
Khuôn ai nấy đúc, đúc cùng ai cho! -
Có đêm ra đứng đàng tây
Có đêm ra đứng đàng tây
Trông lên lại thấy bóng mây tà tà
Có đêm ra đứng vườn hoa
Trông lên lại thấy sao tà xanh xanh
Có đêm thơ thẩn một mình
Ở đây thức cả năm canh rõ ràng
Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào em chả nhớ chàng chàng ơi
Thương chàng lắm lắm không nguôi
Nhớ miệng chàng nói, nhớ lời chàng than
Nhớ chàng như nhớ lạng vàng
Khát khao vì nết mơ màng vì duyên
Nhớ chàng như bút nhớ nghiên
Như mực nhớ giấy như thuyền nhớ sông
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tổ như rồng nhớ mây
Nhớ chàng ra ngẩn vào ngây
Sư ông nhớ Bụt mõ rày nhớ chuông
Nhớ chàng vì nợ vì duyên
Vì ông Tơ Nguyệt đã khuyên lấy chàng.Dị bản
Đêm đêm ra đứng vườn hoa
Ngó lên trông thấy sao tà xanh xanh
Đêm đêm ra đứng một mình
Đêm dài thức trắng năm canh rõ ràng
Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào anh chẳng nhớ nàng nàng ôi
Thương nàng lắm lắm nàng ôi
Nhớ miệng ai nói, nhớ lời ai than
Nhớ nàng như bút nhớ nghiên
Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông
Bao giờ nên vợ nên chồng
Như chim về tổ như rồng gặp mây
Video
-
Trầu này tôi têm hôm qua
-
Ðêm hè gió mát, trăng thanh
-
Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Đèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Chị hai ơi, sao chị vội lấy chồng?
Đêm nằm nghĩ tới, nước mắt hồng như tuônDị bản
Đèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Trách ai ăn ở hai lòng
Sang sông rồi nỡ quên công người chèoĐèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Điệu nào thương cho bằng điệu vợ với chồng
Đêm năm canh hò vọng cho nước mắt hồng tuôn rơiĐèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Đạo nào thâm bằng đạo vợ chồng
Đêm năm canh hoài vọng nước mắt hồng đầy vơiĐèn nào cao bằng đèn ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh thương em từ thuở má bồng
Bây giờ em lớn, có chồng bỏ anhĐèn nào cao bằng đèn Ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng
Đến đây trời khiến đem lòng thương em
-
Chuối khoe lòng chuối còn trinh
Chuối khoe lòng chuối còn trinh,
Chuối ở một mình, sao chuối có con?Dị bản
-
Gặp anh, em chửa kịp chào
Gặp anh, em chửa kịp chào
Hai bên còn lạ, sao vào đứng chung? -
Liễn treo ba phía trong đình
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô ơi cô cô có chồng chưa
Cô ơi cô cô có chồng chưa?
– Dạ thưa bác con chưa có chồng
Chưa có chồng sao lại có con?
– Dạ thưa bác con nuôi giùm họ
Nuôi giùm họ có lấy tiền không?
– Dạ thưa bác con không lấy tiền
Không lấy tiền cô lấy chi ăn?
– Dạ thưa bác con ăn cứt mèo
Ăn cứt mèo có béo không cô?
– Dạ thưa bác béo hơn bánh xèoDị bản
Cô kia cô có chồng chưa?
– Dạ thưa bác cháu chưa có chồng
Chưa có chồng sao cháu có con?
– Dạ thưa bác cháu nuôi giùm người
Nuôi giùm người rồi lấy gì ăn?
– Dạ thưa bác cháu ăn cứt bò
Ăn cứt bò có ngon lắm không?
– Dạ thưa bác ăn ngon thấy mồ!
-
Bần gie bần ngã, bất khả viển vông
-
Anh đi ba bước lại dừng
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tùng quy
- Theo về (từ Hán Việt).
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Dìu dắc
- Réo rắt.
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Sớt sưa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sớt sưa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Song đường
- Thung đường và huyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sông Cái
- Tên con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà, dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn. Phần thượng lưu của sông có rất nhiều thác: Đồng Trăng, Ông Hào, Đá Lửa, Nhét, Mòng, Võng, Giằng Xay, Tham Dự, Ngựa Lồng, Hông Tượng, Trâu Đụng, Giang Ché, Trâu Á... Sông còn có tên là sông Cù (do chữ Kaut của người Chiêm Thành xưa) hoặc sông Nha Trang.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Đèn ông Chánh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đèn ông Chánh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Điệu
- Đạo (đạo anh em, đạo vợ chồng...).
-
- Thâm
- Sâu (từ Hán Việt).
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Đồng trinh
- Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Bá tòng
- Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.