Chợ Giầu bán sáo bán sành
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông
Tìm kiếm "Chợ Bông"
-
-
Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ
-
Cho em trở lại đường xưa
Cho em trở lại đường xưa
Ðể em tìm lại gốc dừa cạnh ao
Lời anh âu yếm chiều nào
Thoảng vang trong gió rì rào còn đây -
Chó cậy nhà gà cậy vườn
Chó cậy nhà
Gà cậy vườnDị bản
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồng
-
Chở củi về rừng
Chở củi về rừng
-
Chợ Sài Gòn chà gạo lức
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cho dù có sống đến già
Cho dù có sống đến già
Cho dù béo tốt cũng là phí toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại: một vòi nước trong -
Chó ba quanh mới nằm, người ba lăm mới nói
-
Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng
-
Chờ cho phụ mẫu ngủ mòm
-
Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển
-
Cho dù cạn nước biển Ðông
-
Chợ Sông Cầu một tháng sáu phiên
-
Chờ duyên nên tuổi em cao
-
Chợ Quế Sơn những ấm cùng nồi
-
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
-
Chợ tỉnh Nam vui lắm ai ơi
-
Chờ nước rặc mà bắt cá to
-
Chớ chơi với thằng lé
-
Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà
Chó khôn tha cứt ra bãi,
Chó dại tha cứt về nhà.
Chú thích
-
- Phù Lưu
- Một ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, còn gọi là làng Giầu, Chợ Giầu. Làng có truyền thống buôn bán và văn hóa. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, Phù Lưu là một làng chợ lớn nên mới có tên chữ là Thị thôn (làng chợ). Nay Thị Thôn là tên một thôn ở xã Hán Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Sáo
- Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.
-
- Bắc Ninh
- Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
-
- Đình Bảng
- Tên một ngôi làng ở tỉnh Bắc Ninh, xưa là làng Cổ Pháp, có tên Nôm là làng Báng. Đây là quê hương của Lý Thái Tổ – vị vua sáng lập triều Lý, người đã dời đô về Thăng Long-Hà Nội.
-
- Ấm tích
- Loại ấm thường làm bằng sành hoặc gốm sứ, lớn hơn ấm trà độc ẩm (loại ấm thông dụng trong phòng khách ngày nay, có kích cỡ nhỏ vì nguyên thủy chỉ dành cho một người uống), thường được bỏ vào giỏ ủ đan bằng tre hay mây, bên trong có chằn vải bông giữ nhiệt. Ấm tích thường được dùng hãm chè xanh hoặc trà tươi, có quai cầm bên trên và có khả năng ủ chè nóng lâu.
-
- Thốt Nốt
- Địa danh nay là một quận thuộc thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ, đình và một số công trình, địa điểm khác cùng mang tên Thốt Nốt, nhưng lại không có cây thốt nốt.
-
- Cờ Đỏ
- Địa danh nay là một huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ. Vào đầu thế kỉ 20, tại Cần Thơ có nhiều đồn điền lớn, mỗi đồn điền chọn một màu cờ (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen...) để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest chọn cờ màu đỏ. Dần dần vì cái tên "Domaine Agricole de l’Ouest" khó đọc, khó nhớ, nên người dân gọi là đồn điền Cờ Đỏ, lâu ngày thành tên.
-
- Những năm 1935-1965, Thốt Nốt được coi là trung tâm võ đài của miền Tây Nam Bộ. Chợ Thốt Nốt khi ấy có lập đài để các võ sĩ đến từ khắp nơi (An Nam, Lào, Thái, Miến Điện, Ma-rốc...) thi tài. Sau này phong trào võ thuật không còn được như trước, nên xuất hiện dị bản "Để anh đi làm mướn..." thay vì "Để anh đi đánh võ..."
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Gạo lức
- Cũng viết hoặc gọi là gạo lứt, gạo lật hoặc gạo rằn, loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo.
-
- Bến Lức
- Tên một huyện thuộc tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An (thủ phủ Long An) 15 km về hướng đông bắc.
-
- Sóc Trăng
- Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.
-
- Trấu càng
- Loại trấu nhỏ.
-
- Lăm
- Định sẵn trong bụng.
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Ngủ mòm
- Ngủ say, ngủ mê man (từ cổ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ba Tri
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) - nhà yêu nước, nhà giáo, nhà thơ lớn nhất của Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Quế Sơn
- Địa danh thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trước đây. Quế Sơn có nghề truyền thống là làm đồ gốm.
-
- Do Lễ
- Một làng nay thuộc xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
-
- Khả Phong
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một vùng thung lũng có phong cảnh đẹp.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Tứ thời
- Bốn mùa (từ Hán Việt).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Bún thang
- Một món ăn cầu kì, được coi là đặc sản của Hà Nội. Để nấu bún thang cần có khoảng 20 nguyên liệu, trong đó có bún, thịt gà xé nhỏ, giò lụa, trứng tráng thái chỉ, ruốc tôm, củ cải khô, hành, rau răm... Nước dùng được nấu từ nước luộc gà, nước ninh xương ống và một con mực khô. Khi ăn người ta trần bún, xếp các nguyên liệu lên và chan nước dùng, có thể thêm một chút tinh dầu cà cuống hay mắm tôm.
-
- Bún chả
- Một món ăn phổ biến ở miền Bắc, được coi là đặc sản của Hà Nội. Bún chả gồm có bún tươi ăn kèm với chả viên, chả miếng nướng trên bếp than củi và rau sống. Nước chấm là nước mắm pha loãng, có đầy đủ gia vị chua cay mặn ngọt, cùng với su hào hoặc đu đủ xanh và cà rốt trộn dấm.
-
- Nước rặc
- Nước thủy triều khi rút xuống.
-
- Gia nô
- Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
-
- Đồng lân
- Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.