Tìm kiếm "Bà Tơ"
-
-
Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết
-
Ra về khôn nỡ rời tay
-
Ba thưng một đấu
-
Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
-
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
-
Còn Tàu, Tàu nói xí xô
-
Làm trai gái trọn ba giềng
-
Ru con con ngủ cho lành
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng .Dị bản
-
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết
-
Xỏ lá ba que
-
Đò sông Gianh còn đương qua lại
-
Ba năm hai mươi bảy tháng chàng ơi
-
Anh xa em như bướm xa hoa
-
Anh có muốn đi tu
-
Sông Ba Lai bên bồi bên lở
-
Người thì chẳng đáng hòn chì
-
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi
-
Mở lời chào gió, chào trăng
– Mở lời chào gió, chào trăng
Chào quanh Núi Chúa, chào băng Sông Trà
Mở lời chào chị em ta
Bên hữu đàn bà bên tả đàn ông
Mở lời chào gái nữ công
Chào trai tiết hạnh giữa đám đông hội này
– Khoan khoan bớ bạn khoan chào
Lại đây ta hỏi người nào biết ta
Từ khi cha mẹ sinh ra
Tự lớn chí nhỏ, bạn ta mấy lần
Xưng rằng bạn cựu bạn tân
Lại đây ta hỏi mới giao lân kết nguyền -
Cầm chài mà vãi vô nia
Chú thích
-
- Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
- Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết
- Ở Bình Định, xây nhà lá mái rất kì công và là một dịp trọng đại trong đời người.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ba thu
- Ba mùa thu, tức là ba năm. Lấy ý từ bài Thái cát (Hái rau) trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Bỉ thái tiêu hề.
Nhất nhật bất kiến,
Như tam thu hềDịch:
Cỏ tiêu đi hái kìa ai,
Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông.
Bằng ba mùa đã chất chồng."Một ngày không gặp xem bằng ba thu" thường dùng để chỉ sự nhớ nhung khi xa cách của hai người yêu nhau.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Ba thưng một đấu
- Những đóng góp bỏ ra cho việc chung rồi cũng lại cho mình hưởng chứ không mất đi đâu.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bá niên
- Trăm năm (từ Hán Việt).
-
- Vòi rồng
- Hiện tượng cột nước xoáy bốc lên từ biển, dân gian còn gọi là rồng cuốn.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Bành
- Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Quản tượng
- Người trông nom và điều khiển voi (từ Hán Việt).
-
- Xỏ lá ba que
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này xuất phát từ một trò chơi ăn tiền, trong đó kẻ chủ trò nắm trong tay một cái lá có xỏ một cái que, đồng thời chìa ra hai que khác. Ai rút được que xỏ lá là được cuộc, còn rút que không lá thì phải trả tiền. Tuy vậy, kẻ chủ trò luôn mưu mẹo khiến người chơi bao giờ cũng thua. Vì thế người ta gọi nó là thằng xỏ lá hoặc thằng ba que.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc của thành ngữ này.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Ba Đồn
- Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Ba năm hai mươi bảy tháng
- Thời hạn vợ để tang chồng. Theo Thọ gia mai lễ, con để tang cha mẹ, vợ để tang chồng ba năm, đời sau rút lại thành hai năm ba tháng, gọi là đại tang.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Bá Nha, Tử Kỳ
- Xem chú thích tri âm.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba Lai
- Tên một con sông ở tỉnh Bến Tre, dài khoảng 55 km, chảy qua huyện Châu Thành, và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại với Giồng Trôm và Ba Tri.
-
- Phù sa
- (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.
-
- Ba hồn chín vía
- Quan niệm dân gian cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía ở lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Ba Thắc
- Tên của một địa danh ở miền Nam, xuất phát từ chữ Bassac trong tiếng Khmer. Hiện có ba cách giải thích về địa danh này:
1. Vùng đất ngày xưa thuộc địa phận của Campuchia, người Khmer gọi là Srok Bassac. Vùng đất này kéo dài từ Châu Đốc xuống Cà Mau hiện nay.
2. Tên gọi khác của sông Hậu (người Khmer gọi là Tonlé Bassac).
3. Tên gọi một trong ba cửa biển của sông Hậu, bao gồm Tranh Đề, Định An và Ba Thắc. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.
-
- Phông tên
- Vòi nước. Từ này bắt nguồn từ chữ fontaine trong tiếng Pháp. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thường đặt các trụ nước sinh hoạt ở ngã tư đường tại Sài Gòn, mỗi trụ có bốn mặt, mỗi mặt có một vòi nước. Trụ này được gọi là phông tên nước, nước lấy từ đây gọi là nước phông tên. Hằng ngày, người dân sống quanh vùng đến đây để gánh nước về để phục vụ sinh hoạt.
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Bà Nà - Núi Chúa
- Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Bá hộ
- Gọi tắt là bá, một phẩm hàm thời phong kiến cấp cho những nhà giàu có.