Ăn đằng bụng, ỉa đằng lưng
Đụng mó tới sừng thì vãi cứt ra
Tìm kiếm "đứng bóng"
-
-
Của ngon chẳng còn đến trưa
-
Câu cá, cá chẳng ăn mồi
-
Diết da da diết quá chừng
-
Làm ra không phải để giàu
Làm ra không phải để giàu
Mà để khi ốm khi đau có dùng -
Không rau ăn tạm lá rìu
-
Ra về dặn rứa nghe không
-
Dương trần phải ráng làm hiền
-
Lưng eo mà cẳng cào cào
-
Bẻ gai mà rắp Xuân Đài
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trăng rằm mười sáu trăng lu
-
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than -
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi, khe khô! -
Chiêm xong lại đến vụ mùa
-
Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa
Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa
Tôi giơ tay tôi sửa cho nó lăn đứng
Tôi coi không xứng, tôi sửa cho nó lăn dẹp
Tôi thấy không đẹp, tôi sửa cho nó lăn tròn
Ô này mình ơi!
Giận thời nói vậy, chớ dạ anh còn thương em.Dị bản
-
Em về thì đi mau mau
Em về thì đi mau mau,
Em đừng ngó lại ruột đau chín từng!
Đi xa một chút ngó chừng,
Thấy em lệ nhỏ rưng rưng hai hàng. -
Chim khôn lựa cành mà đậu
Chim khôn lựa cành mà đậu
Gái khôn kiếm nơi nhân hậu mà nhờ
Đừng ham lấy công tử bột dật dờ tấm thânDị bản
Con chim khôn kiếm cành xanh mà đậu
Gái khôn kiếm trai đôn hậu làm chồng
Cô bác xa dòm ngó nói phụng với rồng sánh đôiChim khôn kiếm nơi lùm xanh nó đậu
Gái như em sao không kiếm nơi nhân hậu làm chồng
Thả chi theo đàng điếm đứng đường hư thânCon chim khôn kiếm cành lành mà đậu
Con gái khôn kiếm thằng chồng nhậu mà nhờ
Mai sau nó chết bụi, chết bờ, khỏi chôn!Chim khôn kiếm lùm cây mà đậu
Gái khôn kiếm thằng chồng nhậu mà nhờ
Mai sau nó chết bụi chết bờ khỏi chôn!Chim khôn tìm cây lành mà đậu
Gái khôn tìm thằng chồng nhậu mà nhờ
Mai kia nó chết bụi chết bờ
Khỏi lo nhang khói phụng thờ uổng công
-
Cứ trong nghĩa lí luân thường
-
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
-
Tới đây không hát thì hò
Chú thích
-
- Bào
- Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Tôm bạc
- Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.
-
- Lần hồi
- Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.
-
- Cơi
- Đồ dùng thường bằng gỗ, thường có nắp đậy, dùng đựng các vật lặt vặt hoặc để đựng trầu.
-
- Rau rìu
- Còn gọi trai đầu rìu, một loại rau dại mọc nhiều trên các chân ruộng. Cây rau có thân mềm, lá đơn dài chừng 5-7cm, có thể luộc ăn hoặc làm vị thuốc Nam.
tôi yêu đất nước này lầm than
mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
ăn rau rìu, rau éo, rau trai
nuôi lớn người từ ngày mở đất
(Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao)
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Cào cào
- Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.
-
- Xuân Đài
- Hoặc Sơn Đài, tên một ngọn đèo nay thuộc xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, là ranh giới tự nhiên giữa xã An Dân (huyện Tuy An) và xã Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) trước đây. Tại đây có một vịnh biển dài khoảng 50 cây số, với nhiều gành đá, bãi cát rất đẹp, cũng tên là vịnh Xuân Đài.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Công tử bột
- Trong tác phẩm Bến Nghé xưa, nhà văn Sơn Nam cho rằng thành ngữ Công tử bột có nguồn gốc từ một nhân vật trong hát bội tên là Hoa Bột, Ba Bột: "Hoặc hát khách thằng Bột: rượu bọt ngon, con gái tốt đẹp, xang xang xang cống xang xê cống cống xang xê. Hoa Bột, Ba Bột là tên của nhân vật xấu gần như vai hề, tính tình kiêu hãnh trong tuồng hát bội (nay hãy còn gọi là công tử bột). Trong Kim Thạch Kì Duyên của Thủ Khoa Nghĩa có bài hát thằng Bột: Cậu Ái Lang chữ đặt, cha tri phủ giàu sang, như nhà cụ: cửa nhà chớn chở bạc vàng, hầu thiếp nhởn nhơ điếu đỏ. Nói chi bạn hàng cũ, nuốn con gái nguyên. Cậu chơi hoài hoài, thiên hoàng thiến chi hoang, sướng đế sướng đê chí sướng…"
Ngày nay thành ngữ này dùng để chỉ những công tử, cậu ấm con nhà giàu, không biết làm việc gì, chỉ biết chơi (hoặc học).
-
- Luân lý
- Hệ thống đạo đức của xã hội loài người, bao gồm hững qui tắc ứng xử, những tập tục, những giá trị phổ quát được công nhận ở trong một xã hội hay một nền văn hóa nào đó để giúp cho người ta biết phân biệt đúng sai.
-
- Mầu
- Huyền diệu, cao sâu.
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Có bản chép: Nước sông Tiền vừa trong vừa mát.
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).