Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê
Tìm kiếm "Đông Tây"
-
-
Thuốc nam đánh giặc, thuốc bắc lấy tiền
-
Ông thày khoe ông thày tốt, bà cốt cậy bà cốt hay
-
Về coi đồng Mía, cồn Trăm
-
Từ ngày chưa bén duyên chàng
-
Nhờ ai cho gà đỏ đuôi
Nhờ ai cho gà đỏ đuôi
Nhờ ai mà được cưỡi voi, ngồi thuyền
Nhờ ai có bạc, có tiền
Nhờ ai mà có nàng tiên đứng hầu
Nhờ ai có ruộng, có trâu
Nhờ ai mà có mâm thau, đũa ngà
Nhờ ai có lụa, có là
Vợ gọi bằng bà, con gọi cậu, cô
Đến khi giặc Pháp tràn vô
Quan nhỏ tếch mất, quan to chạy dài
Ai ơi, có thế chăng ai? -
Đồng bệnh tương lân
-
Đồng nghiệp tương cừu
-
Anh với tôi làm đôi sao xứng
-
Trâu anh con cỡi con dòng
-
Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã
Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã
Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi
Tôi với mình gá nghĩa nhau chơi
Ai ngờ gá nghĩa ở đời trăm nămDị bản
Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã
Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi
Trầu nồng thuốc thắm ai ơi
Gá duyên chồng vợ trăm năm
-
Đồng Nai gạo trắng như cò
Đồng Nai gạo trắng như cò
Bỏ cha, bỏ mẹ xuống đò theo anh -
Anh chẳng ham sang trọng
-
Ai cho mới chuộng cũ dông
-
Gạo Bồ Nâu, trâu Đồng Đám
-
Chớ chơi với thằng lé
-
Mai dong chưn thấp chưn cao
-
Sen mọc giữa đồng lòng sen trắng
-
Ai đi Châu Đốc Nam Vang
-
Đưa em cho tới Đông Hồ
Chú thích
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Thuốc nam
- Tên gọi ngành y học thuộc Đông y xuất phát từ Việt Nam ta, để phân biệt với thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Nguyên liệu của thuốc Nam chủ yếu là những loại thảo mộc bản địa, dùng tươi hoặc sấy khô.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Đồng Mía, cồn Trăm
- Hai địa danh thuộc thôn Ngọc Điền, nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.
-
- Đồng bệnh tương lân
- Cùng chung cảnh ngộ nên dễ thông cảm, đồng tình với nhau.
-
- Đồng nghiệp tương cừu
- Làm cùng nghề thì hay thù địch, đố kỵ lẫn nhau.
-
- Đồng cân
- Nặng bằng nhau, nghĩa bóng là có giá trị ngang nhau hoặc xứng đôi vừa lứa với nhau.
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Đồng Môn
- Một con sông thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Theo học giả Trương Vĩnh Ký thì địa danh này bắt nguồn từ chữ Đồng Mun, vì tên gốc của sông trong tiếng Khmer là Tonlé Kompong Chơ Khmau, nghĩa là “sông bến cây đen.”
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
- Những vật có cùng tiếng thì đáp lại nhau, những vật có cùng khí chất thì tìm đến nhau. Ý nói người hay vật có cùng bản chất thì hòa hợp với nhau, những người có cùng chí khí thì tìm đến với nhau.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Dông
- Bỏ chạy mất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Bồ Nâu
- Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
-
- Đồng Đám
- Địa danh nay thuộc xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là nơi mà trong chiến dịch đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), một đạo quân của vua Quang Trung đã ém sẵn. Sau một trận đánh chớp nhoáng, từ Đại Áng, đạo quân này đã dồn cả vạn quân Thanh xuống đầm Mực (thuộc làng Quỳnh Đô gần đó) rồi xua voi giày chết. Trước đây ở Đồng Đám có nhiều trâu, và trâu Đồng Đám nổi tiếng là béo, khỏe.
-
- Gia nô
- Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
-
- Đồng lân
- Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Đông Hồ
- Tên một cái đầm thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, ăn thông với cửa biển Trần Hầu, có diện tích tự nhiên khoảng 1.384ha. Đầm có nguồn thủy hải sản đa dạng, đồng thời có giá trị lớn về sinh thái.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.