– Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm.
– Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể
Cưới vợ có chửa về thổi lửa queo râu.
Tìm kiếm "tấm lòng"
-
-
Trời ơi có thấu tình chăng
Trời ơi có thấu tình chăng
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu
Ruột tằm bối rối vò tơ
Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng.. -
Muốn ăn lúa tháng mười
Muốn ăn lúa tháng mười,
Trông trăng mùng tám tháng tư. -
Ra khơi xem cá ông voi
-
Cơm không lành canh không ngọt
-
Mồng năm chợ Ó
Mồng năm chợ Ó
Quan họ dồn về
Hội vui lắm lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Trầu chửa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành, miếng sổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Thì người cầm lấy
Các anh đứng đấy
Thầy mẹ đứng đâu?
Mời lại xơi trầu
Mừng cho dâu mới
Mặt trời đã tối
Đám hội đã tàn
Ai có hồng nhan
Mang ra chơi hội
Dưới sông múa rối
Trên bãi trồng vừng
Một đấu, một thưng
Bằng nhau như tiện
Như tiện như tề
Kẻo thế gian chê
Chồng cao vợ thấp! -
Dây bầu bám chặt lấy giàn
-
Trưa về nằm gốc cây đa
-
Ai về Phủ Diễn mà coi
-
Thầy mẹ gả em cho anh
Thầy mẹ gả em cho anh
Không đòi bạc cũng chẳng đòi vàng
Đòi con cua tám gọng hai càng cân nhau! -
Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
-
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
-
Gỗ kiền anh để đóng cày
-
Gái này là gái chả vừa
-
Đêm thanh gió mát
-
Chuông chùa lóc cóc leng keng
-
Bữa nay buồn đã quá nhiều
-
Rậm râu, sâu mắt thật là già
-
Chàng xanh xanh, thiếp cũng xanh xanh
-
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Ðến năm mười tám, đôi mươi
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Chồng tôi nay đã giao hoà với tôiDị bản
Chú thích
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Tộ
- Cái tô bằng đất nung, thường dùng để kho thịt, cá. Những món kho trong tộ gọi là kho tộ (thịt heo kho tộ, cá lóc kho tộ...)
-
- Giông khói đèn
- Giông gió lớn thường được báo trước bằng đám mây đen đặc có những sọc chỉ nhỏ như vệt khói đèn dầu xuất hiện ở chân trời.
-
- Cá Ông
- Tên gọi của ngư dân dành cho cá voi. Do cá voi có tập tính nương vào vật lớn (như thuyền bè) mỗi khi có bão, nên nhiều ngư dân mắc nạn trên biển được cá voi đưa vào bờ mà thoát nạn. Cá voi được ngư dân tôn kính, gọi là cá Ông, lập nhiều đền miếu để thờ.
-
- Tiêu minh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tiêu minh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Hóa cơ
- Cũng như thiên cơ, nghĩa là cơ của trời đất, tạo hóa. Người xưa xem trời đất là một cỗ máy (cơ).
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Xuân Ổ
- Tên Nôm là làng Ó, một làng nay là hai thôn Xuân Ổ A và Xuân Ổ B thuộc phường Bắc Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, xưa thuộc tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du. Hằng năm vào mồng 5 Tết, làng mở hội thờ cúng Thành hoàng và hát quan họ. Chợ làng trước đây gọi là chợ Ó, nay không còn. Trước ngày vào đám, chập tối ngày mùng 4, làng nhóm họp chợ phiên. Phiên chợ Ó vừa tan, nhiều quán trầu của các cụ bà mọc lên, theo đó ''liền anh, liền chị'' mời nhau vào ngồi xơi trầu, rồi bắt đầu cuộc hát (xem thêm).
-
- Quan họ
- Lối hát dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc, tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Quan họ được chia làm hai loại: Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe, đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ, không có nhạc đệm và chủ yếu là hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội ở các làng quê. Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ," có nhiều hình thức biểu diễn phong phú hơn, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, được biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội...
Năm 2009, cùng đợt với ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Giã bạn - Người ơi người ở đừng về - Đến hẹn lại lên (Quan họ Bắc Ninh)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Tề
- Cắt bớt.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Sông Bùng
- Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Diễn Châu
- Địa danh trước là một phủ (nên còn gọi là phủ Diễn) thuộc xứ Nghệ An, nay là các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An mà tiêu biểu là huyện Diễn Châu. Diễn Châu là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, danh nhân văn hóa…
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Ngọ Môn
- Tên cổng chính phía nam (hướng ngọ theo địa lí phong thủy phương Đông) của Hoàng thành Huế, cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng dưới triều Nguyễn.
-
- Kiền kiền
- Còn gọi là tử mộc, mộc vương, một loại cây có nhiều ở các vùng đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên, chất gỗ cứng bền, lâu hỏng, xưa được dùng làm áo quan chôn sâu dưới đất hàng trăm năm không hư. Kiền kiền có ba loại: cây thớ trắng gọi là tử, thớ đỏ gọi là thu, thớ vàng gọi là ỷ. Lá cây kiền kiền dùng làm thuốc trị các chứng bệnh lở loét.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Tấc
- Đơn vị đo chiều dài. Một tấc ngày trước bằng 1/10 thước hoặc bằng 10 phân (tương đương 4 cm bây giờ), nay được chuyển thành 1/10 mét.
-
- Gio
- Tro (phát âm của các vùng Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ).
-
- Chợ Quán
- Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
-
- Chợ Cầu Kho
- Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
-
- Bán lộ trình
- Được nửa đường.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Giá
- Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.