Tằm vương tơ, nhện cũng vương tơ
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm!
Tìm kiếm "hỏi han"
-
-
Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Dị bản
Sớm mưa, trưa nắng, chiều nồm
Cười đó khóc đó một mồm mà ra
-
Nói chín thì làm nên mười
-
Thế gian chẳng ít thì nhiều
Dị bản
Tiếng vang không ít thì nhiều
Mấy ai mà dám đặt điều cho ai
-
Thế gian còn dại chưa khôn
-
Biết thì thưa thốt
Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe -
Rằng xa, cửa ngõ cũng xa
Dị bản
Dù xa vạn dặm cũng xa
Dù gần Vĩnh Điện La Qua cũng gần
Video
-
Chim ham trái chín ăn xa
Chim ham trái chín ăn xa
Buồn tình lại nhớ gốc đa muốn về -
Gà què ăn quẩn cối xay
Dị bản
Gà què ăn quẩn cối xay
Ăn đi ăn lại cối này một câuGà cồ ăn quẩn cối xay
Hát bảy đêm ngày cũng có một câu
-
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
-
Vuốt hột nổ
-
Cốc mò cò xơi
-
Bán trời không văn tự
Dị bản
-
Tiền trảm hậu tấu
-
Trộm cắp như rươi
-
Tứ cố vô thân
-
Ướt như chuột lột
-
Năm tao bảy tuyết
Dị bản
Năm lần bảy lượt
-
Rước voi giày mả tổ
-
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
Chú thích
-
- Mai
- Buổi sáng.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Vĩnh Điện
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- La Qua
- Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Hạt nổ
- Một thứ quả nhỏ, khi già vuốt tay thì nổ bung ra.
-
- Thuổng
- Công cụ đào xới đất, tương tự cái xẻng. Từ này ở miền Trung cũng được gọi chệch thành xuổng.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Nốc
- Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
-
- Đây là trò chơi vận động dành cho các em nhỏ tuổi. Bắt đầu chơi, hai em đứng quay mặt vào nhau, hai tay giơ ra phía trước ngực, áp bốn bàn tay vào nhau, vuốt nhẹ một lần, rồi vừa hất vừa đập hai bàn tay mình vào bàn tay bạn, sau đó lại đập chéo một bàn tay mình vào bàn tay bạn (bàn tay trái mình đập vào bàn tay trái bạn, bàn tay phải mình đập vào bàn tay phải bạn). Vừa đập tay, vừa hát. Tay đập càng lúc càng nhanh, em nào không theo kịp hoặc đánh nhầm tay là thua cuộc. Trong khi đánh tay phải ăn khớp với lời xướng ở cuối mỗi câu.
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Văn tự
- Văn bản, giấy tờ.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Tiền trảm hậu tấu
- Chém trước tâu sau (tiền 前: trước; trảm 斬: chém; hậu 後: sau; tấu 奏: tâu, thưa trình). Trong thời phong kiến, đôi khi vua trao cho cận thần quyền tiền trảm hậu tấu, tức là có thể chém người có tội trước rồi mới về tâu trình lại với vua.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Tứ cố vô thân
- Cô độc, bốn phương không có ai là người thân thích (chữ Hán).
-
- Theo nhiều ý kiến, nguyên bản của thành ngữ “ướt như chuột lột” phải là “ướt như chuột lụt” để chỉ tình trạng thảm hại, ngoi ngóp của chuột vào mùa mưa lụt, nước ngập trắng đồng. Vần "uột" và "ụt" đặt kế tiếp nhau khó phát âm, nên dân gian đọc trại thành "ột". Hơn nữa, trong thành ngữ, nghĩa toàn phần có thể được nhận biết nhờ vào phần đứng đầu là ướt và người bản ngữ thấy có thể thoả mãn điều mình nói, mình nghe.
-
- Tao
- Lần, lượt, phen.
-
- Tuyết
- Cũng ghi là "tiết." Từ này vốn không có nghĩa, được sử dụng làm đối âm với "tao" trong cấu trúc thành ngữ.
-
- Giày
- Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra.
-
- Mả tổ
- Mồ mả tổ tiên.
-
- Vòi rồng
- Hiện tượng cột nước xoáy bốc lên từ biển, dân gian còn gọi là rồng cuốn.