Ngó lên cây mít ít trái, nhiều xơ
Con gái lẳng lơ, trai kia bậy bạ
Con gái đàng hoàng, trai nọ dám đâu
Tìm kiếm "cà đắng"
-
-
Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên qua lại
-
Tò vò mà nuôi con nhện
-
Cô kia má phấn môi son
Cô kia má phấn môi son
Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng người -
Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu
Mẹ chồng cay đắng đủ điều
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui -
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì chàng, tư lự hoa tàn nhị rơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Biết rằng lên ngược xuống xuôi đàng nào? -
Cha già con mọn chơi vơi
Cha già con mọn chơi vơi
Gần đất xa trời con chịu mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Mẹ ruột, cha ghẻ chịu lời đắng cay -
Cái cò lặn lội bờ sông
-
Em Tám ơi, chợ Sài Gòn cất mới
Em Tám ơi, chợ Sài Gòn cất mới
Ghe tàu lui tới, bốn mặt đều xinh
Thấy em đẹp dạng tốt hình
Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?Dị bản
-
Đã lâu không gặp bạn vàng
Đã lâu không gặp bạn vàng
Nay gặp bạn vàng lòng càng thêm tủi
Nghĩ đến ân tình gió thổi mây bay
Kể từ ngày xa cách đến nay
Lòng em ngơ ngẩn đắng cay muôn phần
Còn gì mà đợi, mà trông
Còn gì qua lại ân cần anh ơi
Anh có vợ rồi như đũa có đôi
Để em lơ lửng mồ côi một mình -
Cớ chi có miếu giữa đồng
-
Rủ nhau đi học i tờ
Dị bản
Rủ nhau đi học i tờ,
Một ngày một chữ, con bò cũng thông.
-
Thân em như bông bưởi trắng ròng
-
Tâm sự chát chua, biết ai mua mà bán
Tâm sự chát chua, biết ai mua mà bán,
Rao khắp chợ đời, không thấy dạng người mua
Bán buôn là chuyện bông đùa,
Đành đem tâm sự chát chua ra về.Dị bản
Tâm sự chát chua ai mua tôi bán
Đem giữa chợ đời rao chán chẳng ai mua
Bán buôn là chuyện bông đùa
Đành đem tâm sự chát chua ra về.
-
Nhứt ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy
-
Gà lạc bầy gà kêu lít chít
Gà lạc bầy, gà kêu lít chít
Phụng lìa loan, phụng lại biếng bay
Kể từ ngày xa bạn đến nay
Cơm ăn không đặng, áo gài hở bâuDị bản
-
Nhất hào
-
Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía
Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía
Lược cài đầu thuở bé vui chơi
Ví bằng anh chửa có nơi
Thì em vượt suối vạch trời em sang
Lòng em cũng muốn đa mang
Còn e thân phận dở dang giữa vời
Cho nên chẳng muốn trao lời
Song tình như đã trọn đời không quên
Tình không quên, nghĩa không quên
Ai đem chìa bạc tra lên khóa vàng
Trách vì một nỗi lệ làng
Cho nên duyên phận nhỡ nhàng đôi ta -
Hôm qua dệt cửi thoi vàng
-
Áo xông hương của chàng vắt mắc
Chú thích
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Niên
- Năm (từ Hán Việt)
-
- Thành Thái
- (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tò vò
- Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Tứ diện
- Bốn mặt (từ Hán Việt).
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- I tờ
- Xem Bình dân học vụ.
-
- Ròng
- Thuần nhất, tinh khiết.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tỷ như
- Ví như.
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Gá
- Dựa vào, gắn vào.
-
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
- Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
-
- Dằm
- Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ví bằng
- Nếu, giả sử (ít dùng hoặc chỉ thường được dùng trong văn chương).
Ví bằng thú thật cùng ta
Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên
(Truyện Kiều)
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Áo xông huơng
- Áo gấm và áo thêu của hoăc người quyền quí và giàu có thời xưa ở nước ta thường không được giặt mà được cất trong hòm gỗ bằng trầm hương hoặc xông bằng cách đốt trầm cho thơm.
-
- Đôi chàng mạng
- Hai cái móc bằng bạc để móc mạng che mặt vào khăn bịt đầu. Ở nước ta ngày xưa, chỉ có những phụ nữ quyền quý mới có tục che mặt khi ra đường. Mạng che mặt có thể là một tấm lưới kết bằng đá quý, hay bằng vàng, bạc.