Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Thú với kỳ lân cũng kể loài bốn vó
Tìm kiếm "Thanh Long"
-
-
Suy bụng ta ra bụng người
Suy bụng ta ra bụng người
-
Cháy nhà lòi ra mặt chuột
Cháy nhà lòi ra mặt chuột
Dị bản
Cháy nhà ra mặt chuột
Cháy nhà mới ra mặt chuột
-
Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh
Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh
-
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Dị bản
-
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
-
Kẻ cắp gặp bà già
Kẻ cắp gặp bà già
Dị bản
Kẻ cắp, bà già gặp nhau
-
Mềm nắn, rắn buông
Mềm nắn, rắn buông
-
Cờ đến tay ai người ấy phất
Cờ đến tay ai người ấy phất
-
Gần tre che một phía
-
Gió chiều nào che chiều ấy
Gió chiều nào che chiều ấy
Dị bản
Gió chiều nào theo chiều nấy
-
Mượn gió bẻ măng
Mượn gió bẻ măng
Dị bản
Lựa gió bẻ măng
Nhờ gió bẻ măng
Thừa gió bẻ măng
-
Theo voi ăn bã mía
Theo voi ăn bã mía
-
Té nước theo mưa
Té nước theo mưa
Dị bản
Tát nước theo mưa
-
Được voi đòi tiên
-
Đứng núi này trông núi nọ
Đứng núi này trông núi nọ
-
Chuông có gõ mới kêu
Dị bản
Chuông có đấm mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ
-
Kén cá chọn canh
Kén cá chọn canh
-
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
-
Mật ngọt chết ruồi
Mật ngọt chết ruồi
Chú thích
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tên chung cho các con giống (miền Bắc còn có nơi gọi là tò he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên...Thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “Voi” ở đây không to lớn gì hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên “được voi đòi tiên” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vòi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.