Xin trời đừng nắng chớ mưa,
Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi.
Tìm kiếm "Giờ Tý"
-
-
Đất này đất tổ đất tiên
-
Đã mong kết nghĩa tương giao
-
Đôi ta cùng nợ nước non
-
Này đây chính gạo tám xoan
-
Bấy lâu một bước anh không rời
-
Thương em từ lúc nằm nôi
Thương em từ lúc nằm nôi
Em nằm em khóc anh chia đôi cục đường
Bây giờ em có người thương
Em đem trả lại cục đường cho anhDị bản
-
Tiếng đồn chị Bốn có duyên
Tiếng đồn chị Bốn có duyên
Anh Bốn đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở quả ra coi
Rau răm ở dưới, cá mòi ở trên!Dị bản
Tiếng đồn con gái Phú Yên
Đồng Nai đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở quả ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trênChị gì bới tóc đuôi tiên
Chồng chị ăn hỏi một thiên cá mòi
Không tin thì mở ra coi
Rau răm ở dưới, cá mòi ở trênCô kia bới tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên
-
Con gái mà lấy cha dòng
-
Đêm qua ngồi tựa song đào
-
Hồi nào gạo trắng Quán Cau
-
Bác gì, bác xác bác xơ
Bác gì, bác xác bác xơ
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi. -
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Bao giờ tóc chấm ngang vai
Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng -
Cổ Đô thật chốn giang hồ
-
Em có ba quan tiền em ngỡ là giàu
-
Tới đây hò hát cho vui
Tới đây hò hát cho vui,
Đâu phải đám giỗ, đợi tui đi mời? -
Có hát thì hát cho bổng, cho cao
Có hát thì hát cho bổng, cho cao
Cho gió lọt vào cho chúng chị nghe
Chị còn ngồi võng ngọn tre
Gió đưa cút kít chẳng nghe tiếng gì -
Hồi nào anh xuống anh lên
-
Anh thương em thuở con trăng nó tròn
Anh thương em thuở con trăng nó tròn,
Bây giờ trăng khuyết, dạ vẫn còn thương em -
Làm thơ quốc ngữ, đề chữ Lang Sa
Dị bản
Làm thơ quốc ngữ, đề chữ tân trào
Thứ tư tàu lại gởi vào thăm em
Chú thích
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Tương truyền câu ca dao này nói về Cô Tám, một nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Thiềng
- Thành (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Kiên
- Bền, chắc, làm cho bền chắc.
-
- Yến ẩm
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Chân trời góc biển
- Từ thành ngữ Hán Việt Thiên nhai hải giác, chỉ những nơi xa xôi.
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Thiên
- Một nghìn (từ Hán Việt, từ cổ).
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Theo Bảo Định Giang: Một thiên [cá] mòi theo cách quen dùng của một số địa phương là tính con số trăm chứ không tính con số ngàn [...] đã thế lại thêm rau răm là món độn dưới đáy quả, cá mòi xếp lên mặt quả, quả trông đầy nhưng được mấy con (Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX).
-
- Ghe bầu
- Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Mắm nhĩ
- Còn gọi là nước mắm cốt, loại nước mắm rất ngon, được dùng để pha với các loại mắm thông thường khác để bán. Mắm nhĩ có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng.
-
- Song đào
- Cửa sổ làm bằng gỗ xoan đào.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Hằng Nga
- Một nàng tiên trong thần thoại Trung Hoa, sống trong cung Quảng Hàn trên mặt trăng. Trong văn học, Hằng Nga hoặc chị Hằng là hình ảnh ước lệ chỉ mặt trăng.
Thần thoại Trung Hoa kể rằng Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai vợ chồng thần tiên sống trên trời. Vào thời cổ đại, Ngọc Hoàng có mười con trai là mười mặt trời, luân phiên soi sáng thế gian. Nhưng vào thời vua Nghiêu, một hôm mười mặt trời lại xuất hiện cùng một lúc, thiêu đốt mặt đất, gây ra hạn hán khủng khiếp. Hậu Nghệ ra tay bắn hạ chín mặt trời để cứu nhân dân, nhưng bị Ngọc Hoàng trừng phạt, đày cả hai vợ chồng xuống làm người trần gian, không cho làm thần tiên nữa.
Hậu Nghệ đi tìm Tây Vương Mẫu ở núi Côn Luân, được Tây Vương Mẫu ban cho một viên thuốc trường sinh và dặn rằng hai vợ chồng chia nhau uống mỗi người nửa viên thì có thể trường sinh bất lão. Hậu Nghệ vui mừng mang thuốc về để vợ chồng chia nhau uống, nhưng Hằng Nga lại lén chồng lấy trộm viên thuốc uống một mình. Do thuốc quá mạnh, vừa uống xong thì Hằng Nga bay vút lên trời, bay mãi cho đến khi đến mặt trăng mới đáp xuống. Từ đó Hằng Nga sống trên cung trăng.
-
- Quán Cau
- Đèo Quán Cau ở làng Mỹ Phú, còn chợ Quán Cau ở làng Phong Phú, đều thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây nổi tiếng có giống ngựa thồ rất tốt. Phía đông đèo Quán Cau là đầm Ô Loan, một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
Về địa danh Quán Cau, có câu chuyện sau: Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà cụ già không rõ từ đâu đến. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán Cau.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Cổ Đô
- Một thôn thuộc xã Trà Sơn, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ngày trước, nay là một phần của xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Giang hồ
- Sông và hồ, chỉ cảnh vật đẹp đẽ (nay ít dùng).
-
- Thạch Sùng
- Tên một vị quan nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng là nhân vật xa hoa giàu có đương thời. Giữa ông và Vương Khải từng có cuộc thi xem nhà ai giàu có hơn. Cũng vì gia sản này mà Thạch Sùng gặp tai họa, bị triều thần chém chết năm 52 tuổi.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, theo đó Thạch Sùng là một phú hộ giàu có, tự đắc rằng nhà không thiếu thứ gì. Vương Khải cược với Thạch Sùng toàn bộ gia sản, cuối cùng khi đòi đến mẻ kho thì Thạch Sùng không có, đành chịu mất hết cơ nghiệp. Ông chết hoá thành con thạch sùng, suốt ngày chắc lưỡi tiếc của.
-
- Vương Khải
- Quan Hậu tướng quân nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, em của Văn Minh hoàng hậu, nhà rất giàu có, ăn chơi xa xỉ. Ông và Thạch Sùng từng có cuộc thi xem nhà ai có nhiều của báu hơn. Ở Nam Bộ, tên ông này cũng được phát âm thành Dương Khởi.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Quốc ngữ
- Trước gọi là chữ tân trào, hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latin thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ. Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng vào khoảng thế kỷ 19 và 20 nhưng đã xuất hiện phôi thai từ lâu vào khoảng thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin.
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Xe lửa
- Tàu hỏa (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.