Đầu thừa đuôi thẹo
Tìm kiếm "dầu tràm"
-
-
Đầu bò đầu bướu
Đầu bò đầu bướu
-
Đầu mày cuối mắt
Đầu mày cuối mắt
-
Đầu trâu mặt ngựa
Đầu trâu mặt ngựa
-
Dẫu rằng chẳng đặng bén duyên
-
Dầu bông bưởi, dầu bông lài
Dị bản
Dầu bông bưởi, dầu bông lài
Xức vô tới tết còn hoài mùi cứt trâu
-
Đầu túm túm
-
Dẫu cho phụ mẫu rầy la
-
Dấu hèn cũng ngựa nhà quan
-
Dầu ai đem bụng chẳng ngay
-
Đầu thì cõng chúa
-
Dầu ai áo rách nón xơ
-
Dầu mà chàng có đa nghi
Dầu mà chàng có đa nghi
Dao vàng hớt mái tóc đi mà thề -
Dầu mà đó có nghi ngờ
Dầu mà đó có nghi ngờ
Mực đen giấy trắng làm tờ giao duyên -
Dầu thầy với mẹ không thương
-
Dầu mà nước ngập bờ sông
-
Dầu mà quần áo một manh
Dầu mà quần áo một manh
Đói no cùng chịu, em anh chẳng rời -
Dầu mà thầy mẹ không chiều
-
Đầu làng đánh trống
-
Đầu rồng, đuôi phụng le te
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Kiều khấu
- Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Tơ giao
- Trao tơ, chỉ sự ước hẹn xe tơ kết tóc. Xem thêm chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Áo dà
- Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nhịp cầu
- Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.