Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ
Bánh niềng sắt cứ khua rột rột
Tui ra chợ mua đường thốt nốt
Tui mua cân bột cùng gói đậu xanh
Tui về nấu chè trôi nước đặt lại tên anh
Để cho trong trào ngoài quận
Biết tiếng thằng Sở Khanh điếm đàng
Tìm kiếm "bờ cát"
-
-
Nước lên khỏi bực tràn bờ
-
Có ai nước cũng bằng bờ
Có ai nước cũng bằng bờ
Không ai nước cũng cầm cơ mực này
Có ai nước cũng thế này
Không ai thì cũng như ngày có ai -
Trời mưa ướt bụi ướt bờ
Trời mưa ướt bụi ướt bờ
Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt emDị bản
Mưa sa ướt bụi ướt bờ
Ướt em em chịu, ai ngờ ướt anhMưa sa ướt bụi ướt bờ
Ướt cây ướt lá, ai ngờ ướt anh
-
Thân em ở bụi ở bờ
-
Câu hò đựng thạp da bò
-
Cấy ba cây lúa dựa bờ
-
Chẳng xứng đôi thì thôi bớ bậu
-
Con chim xanh ăn quanh bờ giếng
Con chim xanh ăn quanh bờ giếng
Anh chỉ yêu nàng làm biếng ăn hoang -
Kìa ai tin bợm mất bò
Dị bản
Tin bợm mất bò chẳng lo
Tin bạn mất vợ nằm co một mình
-
Thuyền ai thấp thoáng bên bờ
-
Vác gươm định đánh phá bờ thành
Vác gươm định đánh phá bờ thành
Thành hư gươm gãy em mới đành xa anh -
Yêu nhau từ thuở chăn bò
-
Tay thì dắt mũi con bò
Tay thì dắt mũi con bò
Đầu đội mớ củi, tay mò nắm rong -
Tôm tép thì nhảy lên bờ
Tôm tép thì nhảy lên bờ
Bụng mình có thế mới ngờ cho ta -
Nghèo thì nghèo ruộng nghèo bò
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo bò
Nghèo chi tiếng nói mà mò không ra?Dị bản
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo trâu
Nghèo chi câu nói, cứ một câu nói hoài?
-
Chẳng ưa nói thừa cho bõ
Chẳng ưa nói thừa cho bõ
-
Thứ nhất hãi gặp bầy bò
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn em như thể lồn bò
Lồn em như thể lồn bò
Để cho trẻ nhỏ làm lò nướng khoai -
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
Chú thích
-
- Thốt nốt
- Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Trong trào ngoài quận
- Cả trong triều đình và các quận ngoài, ý nói khắp mọi nơi. Còn nói nội triều ngoài quận.
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Đàng điếm
- Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Khạp
- Lu lớn ở miền Tây Nam Bộ, cũng gọi là thạp, làm bằng sành, dùng để hứng và đựng nước mưa, hoặc đựng mắm, gạo... Có khạp da bò (bên ngoài màu vàng nâu như da con bò, sờ thấy nhám) và khạp da lươn (thường nhỏ hơn, trơn bóng, màu giống da con lươn).
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Bợm
- Kẻ chuyên lừa bịp, nhiều mánh khóe (bịp bợm), hoặc kẻ sành sỏi về ăn chơi (bợm nhậu, bợm bạc).
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Thái Tử.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.