Muốn ăn bún sốt, lòng tươi,
Có con thì gả cho người làng Đông
Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Muốn ăn khoai sọ chấm đường
-
Ở ăn không được thì về
Ở ăn không được thì về
Có đi làm đĩ mới sợ kẻ chê người cười -
Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm
Tối ăn khoai đi ngủ,
Sáng ăn củ đi làmDị bản
Tối ăn khoai đi ngủ,
Sáng ăn củ đi làm,
Trưa về ăn khoai lang uống nước
-
Muốn ăn cơm chăm
-
Muốn ăn xôi ông ơi xắn áo
Muốn ăn xôi ông ơi xắn áo
-
Heo ăn má cá ăn đầu
Heo ăn má, cá ăn đầu
-
Khi ăn thì sấn cổ vào
Khi ăn thì sấn cổ vào
Khi làm cả thảy xé rào chạy khan -
Muốn ăn cá ảu cá chù
-
Chưa ăn đã lo đói
Chưa ăn đã lo đói
-
Đứa ăn mắm đứa khát nước
Đứa ăn mắm đứa khát nước
-
Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài
Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài
-
Khó ăn phận khó, chớ có đọ chi
Khó ăn phận khó, chớ có đọ chi
-
Muốn ăn cơm nắm bằng mo
-
Bạo ăn Trường Lại, bạo cãi Trường Phong
-
Voi ăn trong rú trong ri
-
Chỗ ăn không hết, chỗ thết không khẳm
-
Mồm ăn thì có, mồm nói thì không
Mồm ăn thì có, mồm nói thì không
-
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
-
Lấy chồng ăn những của chồng
Lấy chồng ăn những của chồng
Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi
Chú thích
-
- Làng Đông
- Một làng thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chuyên nghề bán, mổ lợn.
-
- Khoai sọ
- Tên chung của một số giống khoai (khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi...) tương tự khoai môn như cho củ nhỏ hơn, nhiều tinh bột. Khoai sọ ăn được, thường để luộc, nấu canh hoặc nấu chè, hoặc cũng dùng làm thuốc. Ở một số vùng quê trước đây có nhiều khoai sọ mọc hoang, người dân thường tìm đào ăn trong những mùa đói kém.
-
- Lường
- Tên đoạn sông Lam chảy qua vùng thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tại đây có bến sông gọi là bến Đò Lường. Sông Lường là con sông gắn liền với bài hát Ví giận thương (Giận mà thương) nổi tiếng:
“Anh cứ nhủ rằng em không thương
Em đo lường thì rất cặn kẽ
Chính thương anh nên em bàn với mẹ
Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường”Nghe bài hát Giận mà thương do NSND Thu Hiền trình bày.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chạp
- Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
-
- Cá ảu
- Cá thu loại nhỏ.
-
- Cá ngừ chù
- Gọi tắt là cá chù, một loại cá thuộc họ cá ngừ, có nhiều ở các vùng biển miền Trung. Tại đây cá ngừ chù được xem là “cá nhà nghèo,” món quen thuộc trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Những món ăn từ cá ngừ chù có cà ngừ kho dưa gang, cá ngừ rim cà chua, cá ngừ hấp...
-
- Mù
- Sương (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tăm tăm
- Xa xôi, không có tin tức gì.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Trường Lại, Trường Phong
- Hai xóm thuộc địa phận xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khẳm
- Đầy đủ (từ cũ).