Anh mà đi với thằng Tây,
Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình.
Tìm kiếm "Đi lấy chồng"
-
-
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
Ăn cỗ đi trước
Lội nước đi sauDị bản
Ăn cỗ đi trước
Lội nước theo sau
-
Tám chân đi đất không mòn
-
Có con đi chẳng kịp người
Có con đi chẳng kịp người
Bận cho con bú, bận cười với con. -
Cao su đi dễ khó về
Dị bản
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con
-
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lạch bạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua -
Ba bà đi bán lợn con
Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon ton chạy về
Ba bà đi bán lợn xề
Bán đi chẳng được chạy về lon tonVideo
-
Cô kia đi đường này với ta
Cô kia đi đàng này với ta
Trồng đậu, đậu tốt, trồng cà, cà sai
Cô kia đi đàng ấy với ai
Trồng bông, bông héo, trồng khoai, khoai hàDị bản
-
Chàng ra đi thì em bắt lại
-
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
-
Đói lòng đi móc củ co
-
Bà lão đi bán rau khoai
Bà lão đi bán rau khoai,
Đồng một chẳng bán, đồng hai gật gù -
Bồng em đi dạo vườn cà
-
Hỡi người đi cái ô đen
Hỡi người đi cái ô đen
Cái ô tám gọng là tiền em mua
Tiền em bán thóc ngày xưa
Giấu thầy giấu mẹ mua ô những ngày
Tình cờ bắt gặp chàng đây
Thì chàng trả lại ô này cho em! -
Công anh đi sớm về trưa
Công anh đi sớm về trưa
Mòn đường chết cỏ vẫn chưa gặp tình
Khuyên anh đừng ở một mình
Cây tre có bụi huống chi mình lẻ loi -
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
-
Người ta đi đôi về đôi
Người ta đi đôi về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình. -
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên -
Chửa quen đi lại cho quen
-
Đem chuông đi đấm nước người
Chú thích
-
- Trống lệnh
- Loại trống lớn, được đánh trong các lễ hội hoặc khi ra trận.
-
- Cao su
- Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.
-
- Bủng beo
- Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
-
- Đầu thế kỉ 20, thực dân Pháp lập rất nhiều đồn điền cao su ở Việt Nam và liên tục chiêu mộ phu đồn điền. Để đi phu, người dân chỉ việc đưa ngón tay lăn mực, điểm chỉ vào giấy giao kèo. Điều kiện làm việc và ăn uống cực khổ, lại thường xuyên bị quản thúc, đòn roi, nên rất nhiều người đã bỏ mạng tại các đồn điền cao su.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khoai hà
- Khoai bị bệnh đốm đen, khi luộc không mềm, vị đắng không ăn được, còn gọi là khoai rím.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Phong vũ
- Gió mưa (từ Hán Việt)
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Củ co
- Loại cây sống dưới nước thường mọc nơi bưng biền vào mùa mưa, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng… Cây có hình dáng giống như bông súng. Dây nhỏ hơn đầu mút đũa, lá bằng cỡ miệng chén, tròn, màu xanh nhạt ửng hồng, nổi trên mặt nước. Củ co nhỏ cỡ hột mít, củ lớn cỡ hột sầu riêng, da đen, xù xì. Củ co nấu chín, lột vỏ, lộ ra lớp thịt màu vàng sậm, ăn có vị bùi, hơi ngậy. Củ co có nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng tư, còn mùa nước nổi rất ít.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Bến Nghé
- Địa danh ban đầu là tên đoạn sông Sài Gòn, đoạn chảy qua thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, sau đó được dùng để chỉ vùng trung tâm Sài Gòn. Hiện nay Bến Nghé là tên một phường thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Để giải thích cái tên Bến Nghé, hiện có hai thuyết:
1. Theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn Phương Đình dư địa chí (1900) thì: tục truyền sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế. Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.
2. Theo học giả Trương Vĩnh Ký: Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: Kompong: bến, Kon Krabei: con trâu. (Le Cisbassac, tr. 192). Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà "người ta thường cho trâu, bò ra tắm."Trước đây, nhắc đến vùng Đồng Nai - Bến Nghé nghĩa là nhắc đến cả vùng đất Nam Bộ.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
(Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Song le
- Nhưng mà (từ cũ).
Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
Gác tình duyên cũ chẳng đường trông
Song le hương khói yêu đương vẫn
Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.