Chưa chồng mặt lắc mày lay
Chồng rồi, ruồi đậu ruồi bay mặc ruồi
Tìm kiếm "phụng mây"
-
-
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo bạc quấn cũng dơ dáng đời -
Không tiền mặt ủ mày chau
Không tiền mặt ủ mày chau
Có tiền cái mặt như rằm trung thu -
Thương em biết chở mấy tàu
-
Cô kia ăn vụng mấy lần
Cô kia ăn vụng mấy lần
Bụng to không giấu, để trần người hay -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Xu xoa chị bán mấy đồng
-
Tò he cụ bán mấy đồng
Tò he cụ bán mấy đồng
Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi
Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi
Tôi mua cái mới tôi chơi một mìnhDị bản
Tò he cụ bán mấy đồng
Con mua một chiếc cho chồng con chơi
Chồng con đánh hỏng thì thôi
Con mua chiếc khác con chơi một mình
-
Lấy Tây chẳng được mấy ngày
Lấy Tây chẳng được mấy ngày
Nó về nước nó bên đây không chồng
Rồi ra đừng có chổng mông
Kêu trời kiếm một chút chồng ai cho! -
Chửa đánh được người mày xanh mặt tía, đánh được người hồn vía lên mây
-
Một đêm chẳng biết mấy chồng
-
Khi xưa ước những chân mây
-
Xùng xình áo lụa mới may
Dị bản
Xùng xình áo lụa mới may,
Hôm qua còn đó, bữa nay lấy chồng
-
Mặt trời trực chỉ chân mây
-
Hoài hơi tao nói với mày
Hoài hơi tao nói với mày
Để tao đi cày tao nói với trâu
Hoài hơi tao nói với trâu
Để tao đi hầu tao nói với quan -
Người ta lái gió bạt mây
Người ta lái gió bạt mây
Anh thì lái bát cơm đầy vào hang -
Em ơi đừng lấy thợ may
Em ơi đừng lấy thợ may
Lấy về hắn cứ đạp ngày đạp đêm -
Đói thời nặng mặt sa mày
-
Xí hụt cụt tay ăn mày chó cắn
Xí hụt cụt tay
Ăn mày chó cắn -
Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác
Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác
Nhớ tên hốt rác hay thương thằng vét đường mương? -
Ô rô ba lá ô rô
Dị bản
Chú thích
-
- Dăm bào
- Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Mồng đốc
- Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Tò he
- Một loại đồ chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tò he được làm bằng bột, ban đầu dùng để cúng lễ, thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá (nên cũng gọi là con giống hay con bánh)... hoặc nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... Sau này, tò he được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha. Cái tên tò he có lẽ bắt nguồn từ tiếng thổi kèn. Màu sắc của tò he có nguồn gốc từ tự nhiên: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng...
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chà Và
- Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
-
- Ma Ní
- Còn gọi Ma Ni, tức người từ Manille (thủ đô Philippines, xưa ta gọi là Phi Luật Tân, Lữ Tống), trước làm lính thuộc địa của Tây Ban Nha, được Pháp thuê trong thời kì đô hộ nước ta.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Trực chỉ
- Nhắm thẳng đến (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Ô rô
- Tên khác là ô rô gai, ô rô nước, ắc ó, lão thử lặc, là một cây nhỏ, cao 0,5-1,5m. Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt, có lấm tấm đen. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta. Cây ô rô là một vị thuốc dân gian.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.