Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài
Người xấu duyên lặn vào trong
Dị bản
Da đen duyên lậm vào trong
Mấy người da trắng duyên bong ra ngoài
Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài
Da đen duyên lậm vào trong
Mấy người da trắng duyên bong ra ngoài
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như chị em tao
Đêm nằm ngỏ cửa, gió vào mát thay
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như mẹ con tao
Đêm nằm ngỏ cửa, mát sao mát này!
Nồi đồng dễ nấu
Chồng xấu dễ sai
Đẹp tốt phô ra xấu xa đậy lại
Khen ai ai khéo kén đôi
Chồng thì hàm ếch, vợ môi cá mè
Xấu xí như mẹ con ta
Nằm đâu nằm đấy, chả ma nào nhìn
Cái nết đánh chết cái đẹp
Đổ nước nghiêng thùng
Xấu mặt dễ sai
Đẹp trai khó khiến
Xấu như ma vinh hoa cũng đẹp
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng
(Truyện Kiều)
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:
Mặn mà chìm cá rơi chim
(Hoa Tiên)
Hay:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa
(Cung oán ngâm khúc)
Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.