Chanh chua anh để giặt quần
Người chua anh để làm thần gốc đa
Tìm kiếm "chùa Phả Lại"
-
-
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ thấy mặt muốn cào mặt ra -
Ai làm chùa ngã xuống sông
Ai làm chùa ngã xuống sông
Phật trôi lổm ngổm, chuông đồng chìm theo -
Sông Hương nước chảy lờ đờ
-
Ba cô đi cúng chùa ngoài
Ba cô đi cúng chùa ngoài
Cúng cam cúng quýt cúng xoài cúng dưa -
Bà Chúa đạp phải gai
Bà Chúa đạp phải gai bằng thuyền chài đổ ruột
-
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Chuối, xôi, bông, bánh, bốn mùa má ấm thân -
Rau bợ là vợ canh cua
-
Lệnh nhà chúa, búa nhà trời
-
Ôm củi chữa cháy
Dị bản
Ôm củi chữa cháy
-
Xa chùa vắng trống cho xong
Xa chùa vắng trống cho xong
Gấn chùa, gần trống long bong lại buồn -
Cả đời khốn khổ chua cay
Cả đời khốn khổ chua cay
Ước sao chỉ được một ngày làm vua. -
Sóng kêu lách chách bên gành
-
Nợ như chúa Chổm
-
Vui chùa thì sãi đến chơi
-
Chưa đặt trôn đã đặt miệng
Dị bản
-
Con nghé nhà ta
-
Chàng ơi buông tay em ra
Chàng ơi buông tay em ra
Rồi mai trông thấy đường xa em chào
Chàng đừng làm ráo máng cạn tàu
Rồi mai trông thấy mặt nhau bẽ bàng
Nói đây có giữa mặt chàng
Anh em thì vắng, họ hàng thì xa
Lấy ai định liệu cho ta
Mặt lại nhìn mặt, tay đà cầm tay
Cầm tay anh giải nước non
Gái này chồng chửa hay còn giá cao
Còn không cho chúng anh chờ
Hay là có chốn nương nhờ thì thôi -
Chẳng vui cũng thể hội Thầy
-
Học hành ba chữ lem nhem
Dị bản
Học trò ba chữ lem nhem
Thấy gái mà thèm, bỏ chữ trôi sông
Chú thích
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Rau bợ
- Một loại rau dại mọc nhiều ở các bờ ao, rãnh, mương, đầm lầy, thân bò ngang mặt bùn, lá nổi trên mặt nước hay vươn lên khỏi mặt nước. Rau bợ có vẻ ngoài rất giống cây me đất, ăn bùi, ngọt như rau ngót, có vị hơi chua của me, tanh giống diếp cá. Rau phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.
-
- Lệnh nhà chúa, búa nhà trời
- Phản ánh quyền hành của chúa Trịnh trong thời kì vua Lê - chúa Trịnh.
-
- Ôm củi chữa lửa
- Có nguồn gốc từ thành ngữ Trung Quốc 抱薪救火 Bão tân cứu hỏa, chỉ việc trừ họa bằng phương pháp sai lầm, làm cho tai hại thêm lên.
-
- Chúa Chổm
- Tên gọi dân gian của Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên thời Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Giai thoại kể rằng thuở nhỏ ông rất nghèo, thường phải đi vay mượn để sống qua ngày, vì vậy có thành ngữ "nợ như chúa Chổm." Xem thêm trên Wikipedia.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Chưa đặt trôn đã đặt miệng
- Chưa ngồi đã nói liên hồi. Chê hạng nói nhiều, vô duyên, bộp chộp.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Tu
- Nói to, nói nhiều, nói liên tục (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Giải nước non
- Giải đáp, dãi bày tâm sự.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Chửa
- Mang thai.