Tìm kiếm "chùa Phả Lại"

Chú thích

  1. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  2. Niên
    Năm (từ Hán Việt)
  3. Cơ đoạn
    Có thể hiểu là lúc khó khăn, đói kém.
  4. Quả
    Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.

    Mâm quả cưới

    Mâm quả cưới

  5. Nếp
    Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Xôi nếp

    Xôi nếp

  6. Chựa
    Chữa (cách phát âm của người Huế).
  7. Kim Tiên
    Tên một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên núi Bình An, xưa thuộc ấp Bình An, huyện Hương Thủy, nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế.

    Chùa Kim Tiên

    Chùa Kim Tiên

  8. Rế
    Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.

    Đan rế

    Đan rế

  9. Chúa
    Chủ, vua.
  10. Tôi
    Người hầu hạ trong xã hội cũ. Quan lại ngày trước cũng xưng mình là tôi trước vua chúa để tỏ ý cung kính, khiêm nhường.
  11. Muối dưa
    Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.

    Dưa cải muối

    Dưa cải muối

  12. Chùa Đức La
    Tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự, một ngôi chùa cổ có từ khoảng thế kỉ 13, tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi ba vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước.

    Khuôn viên chùa Đức La

    Khuôn viên chùa Đức La

  13. Chùa Bổ Đà
    Tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự (普陀山觀音寺), gọi tắt là chùa Bổ, một trong những ngôi chùa độc đáo nhất Kinh Bắc, là Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang . Chùa có từ thời nhà Lý thế kỉ 11 và được xây dựng lại vào thời Lê Trung hưng, dưới triều vua Lê Dụ Tông, đến nay vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc và nhiều thư tịch có giá trị.

    Một góc chùa Bổ Đà

    Một góc chùa Bổ Đà

  14. Chùa Dền
    Một ngôi chùa thuộc tổng Thọ Xương cũ, nay thuộc thị xã Bắc Giang. Đầu thế kỷ 20 chùa bị tháo dỡ, chuyển xuống cạnh thành Dền.
  15. Đình So
    Đình làng So (còn có tên là Sơn Lộ) thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội chừng 40km. Đình được xây dựng vào năm 1673 dưới đời vua Lê Gia Tông (theo sách Sơn Tây địa chí của Phạm Xuân Độ), được xem coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, một năm có ba lễ lớn: Hội làng diễn ra trong ba ngày bắt đầu từ ngày 8/2 âm lịch, lễ khao quân tổ chức vào ngày 10/7 âm lịch, còn ngày Thánh Hóa được làm vào ngày 10/12 âm lịch hằng năm.
  16. Yên Sở
    Tên cũ là Cổ Sở, một làng nay thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, có tên nôm là làng Giá Lụa, hay làng Giá. Làng có ngôi đình tên là đình Yên Sở (tên địa phương là Quán Giá), thờ tướng quân Lý Phục Man, vị danh tướng đời Vua Lý Nam Đế đã hi sinh vì non sông. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Giá, trong đó có nghi thức rước kiệu.

    Rước kiệu hội Giá

    Rước kiệu hội Giá

  17. Chùa Thầy
    Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.

    Phong cảnh chùa Thầy

    Phong cảnh chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

  18. Chùa Quảng Nghiêm
    Còn gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa Trăm Gian, một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối.

    Gác chuông chùa Trăm Gian

    Gác chuông chùa Trăm Gian

  19. Chùa Già
    Ngôi chùa của làng kẻ Già nay thuộc xã Thạch Kênh, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
  20. Chùa Dọc
    Ngôi chùa thuộc xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  21. Áo chưa đậu sống
    Áo chưa may đường sống lưng.
  22. Tàu
    Lá to, cuống dài của một số loài cây (tàu chuối, tàu dừa).
  23. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua

  24. Chợ chùa
    Còn gọi là chợ tam bảo, một loại hình chợ có từ thế kỉ 16 ở Đàng Ngoài. Chợ có đặc điểm là tụ tập gần các chùa, thu nhập từ chợ đưa cho chùa quản lí chứ không phải nộp cho triều đình. Chợ chùa tồn tại tới thế kỉ 19 thì chấm dứt.
  25. Chợ phiên
    Chợ họp có ngày giờ nhất định.
  26. Mãng cầu
    Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.

    Trái mãng cầu

    Trái mãng cầu

  27. Hàng giang
    Hàng bày bán các sản phẩm mây tre lá. Xem thêm chú thích Cây giang.
  28. Rổ
    Dụng cụ để đựng, đan bằng tre, mây hoặc làm bằng nhựa, có nhiều hình dạng khác nhau, lòng sâu, có nhiều lỗ nhỏ để dễ thoát nước.

    Rổ nhựa

    Rổ nhựa

  29. Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.

    Sàng và rá

    Sàng và rá

  30. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  31. Nia
    Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng