Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong!
Tìm kiếm "cống trắng"
-
-
Áo vàng là nàng công chúa
Áo vàng là nàng công chúa
Áo đỏ chứng tỏ nhà quê
Áo xanh canh chuồng xí
Áo trắng hay mắng người yêu
Áo hồng lấy chồng bộ đội -
Trăng lên khuất núi trăng mờ
Trăng lên khuất núi trăng mờ
Biết anh bao tuổi mà chờ đợi anhDị bản
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Anh biết em bao nhiêu tuổi mà đợi chờ cho uổng côngTrăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Phải duyên thì lấy, em đừng chờ uổng công
-
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Hay là ta hãy làm thân
Ðể anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh!Dị bản
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Ước gì anh được ở gần
Để anh nhuộm hộ, thấm nhuần lòng anh
-
Gió đưa bông cúc, bông trang
Dị bản
-
Trời cao hơn trán, trăng sáng hơn đèn
Trời cao hơn trán, trăng sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển, biển rộng hơn sông
Anh đừng thương trước uổng công
Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thươngDị bản
-
Trăng đưa gió trăng thanh vằng vặc
Trăng đưa gió trăng thanh vằng vặc
Gió đưa trăng gió mát hiu hiu
Dầu mà không đặng chữ Thuấn Nghiêu
Nghĩa nhân lúc trước em than kêu thấu trờiDị bản
Gió đưa trăng, trăng thanh vằng vặc
Trăng đưa gió, gió mát hiu hiu
Ngày rày anh được chỗ tân yêu
Nghĩa nhơn hồi trước, em kêu thấu trời!
Uổng công em cặn kẽ mấy lời:
Uổng công trao thuốc, trao trầu
Uổng công nóng lạnh, nhức đầu em thăm
Uổng công mang tiếng mang tăm
Uổng công lụm cụm ba bốn năm với chàng
Hồi nào ngăn ngả đón đàng
Bây giờ hỏi thiệt bạn vàng thương ai?
-
Mở lời chào gió, chào trăng
– Mở lời chào gió, chào trăng
Chào quanh Núi Chúa, chào băng Sông Trà
Mở lời chào chị em ta
Bên hữu đàn bà bên tả đàn ông
Mở lời chào gái nữ công
Chào trai tiết hạnh giữa đám đông hội này
– Khoan khoan bớ bạn khoan chào
Lại đây ta hỏi người nào biết ta
Từ khi cha mẹ sinh ra
Tự lớn chí nhỏ, bạn ta mấy lần
Xưng rằng bạn cựu bạn tân
Lại đây ta hỏi mới giao lân kết nguyền -
Đây cũng muốn chờ, ngặt bóng trăng lờ, thêm cơ diệu vợi
-
Yêu nhau lấy quách nhau đi
Dị bản
Yêu nhau lấy quách nhau đi
Công cha nghĩa mẹ sau thì hãy hay
-
Cha mẹ nàng đòi ăn cơm trắng cá thu
Cha mẹ nàng đòi ăn cơm trắng cá thu
Gả con xuống biển mù mù tăm tăm
Cha mẹ nàng đòi đi một trăm
Anh đi chín chục mười lăm quan nòi
Trong hộp có đôi bông tai
Đem xuống thợ bạc đổ hai đôi vòng
Anh thương em phải nói cho xong
Kẻo bún em nguội kẻo lòng em thiu
Lòng em thiu đem về hòa giấm
Cau lòng tôm chẻ tấm phơi khô
Đố em giỏi dám lấy chồng mô
Lại đây qua kể công đồ cho mà nghe.Dị bản
-
Vè nói trạng
Láo thiên láo địa,
Láo từ ngoài Sịa láo vô
Ngồi buồn nói chuyện láo thiên:
Lúc nhỏ tôi có đi khiêng ông Trời
Ra đồng thấy muỗi bắt dơi,
Bọ hung làm giỗ có mời ông voi
Nhà tôi có một củ khoai,
Xắt ra bảy thúng hẳn hòi còn dư
Nhà tôi có một củ từ,
Bới lên một củ nó hư cả vườn.
Tôi vừa câu được con lươn
Cái thịt làm chả, cái xương đẽo chày
Nhà tôi có một cối xay
Đầu cong bịt bạc, đầu ngay bịt vàng … -
Bước sang tháng sáu giá chân
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn … -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bốn o trong tỉnh mới ra
-
Vè ở tù
Chiều chiều vào khám
Như công chúa vào lầu
Bận áo không bâu
Như mình mang thiết giáp
Thầy chú đánh đạp
Như thí võ Tràng An
Quần áo lang thang
Như mình mang giáp trụ
Tuông bờ lướt bụi
Như Khương Thượng tán binh … -
Sách có chữ họa phước vô do
Sách có chữ “Họa phước vô do”
Ưng không nàng nói tôi lo cho rồi
Công cha ngãi mẹ đền bồi
Còn lo một nỗi đứng ngồi với em
Trăng rằm rọi xuống bên rèm
Tưởng trăng là bậu bên thềm thướt tha
Cây oằn là bởi tại hoa
Qua thương nhớ bậu chẳng qua vì tình
Thương nhau thương dạng thương hình
Thương lời ăn nói thương tình ngãi nhân
Phải duyên Hồ Việt cũng gần
Trái duyên Tần Tấn dẫu gần cũng xa -
Xa xôi ăn một miếng trầu
-
Trời ơi, có thấu tình chăng
Trời ơi, có thấu tình chăng
Tôi đi làm mướn tàn trăng mới về
Gặp phải đứa ác mới ghê
Tôi làm nó chẳng có hề tính công
Một tháng trả được mấy đồng
Không đủ nấu cháo cho chồng con ăn
Nó vắt chày ra nước ròng ròng
Miếng ăn cất kĩ, chớ hòng mon men
Hứng tay dưới, vắt tay trên
Rán sành ra mỡ, bon chen từng đồng -
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Chính chuyên với mẹ nó hiền với trai
Mẹ ơi con mẹ hư rồi
Đừng cho trang điểm, phấn dồi uổng công. -
Hà Nội băm sáu phố phường
Chú thích
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Búp
- Nụ (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng gọi là bông búp.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Mựa
- Chớ, đừng (từ cổ).
Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
(Nguyễn Trãi)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Bà Nà - Núi Chúa
- Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Sịa
- Một địa danh nay là tên thị trấn của huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 30km theo hướng Đông trên Quốc lộ 1. Về tên Sịa, có một số giả thuyết:
- Sịa là cách đọc trại của sỉa, cũng như sẩy (trong sẩy chân), nghĩa là vùng trũng, vùng sỉa, lầy.
- Sịa là cách đọc trại của sẻ. Vùng Sịa xưa là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
- Sịa là cách đọc trại của sậy, vì trước đây vùng này nhiều lau sậy.
-
- Láo thiên
- Tương tự "láo địa", cùng nghĩa là nói tào lao, nói dóc trên trời dưới đất
-
- Bọ hung
- Một loài bọ cánh cứng ăn phân, đầu có râu và sừng cứng chắc, ngực gắn 6 chân.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Giá
- Lạnh buốt.
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Giáp trụ
- Từ chữ giáp 甲 áo dày, áo giáp, và trụ 冑 mũ đội ra trận để phòng tên đạn.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Họa phúc vô do
- Họa phúc không có nguyên do, khi không mà đến (thành ngữ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Hồ Việt
- "Hồ" chỉ các dân tộc sống về phía bắc, "Việt" chỉ các dân tộc sống về phía nam Trung Quốc ngày trước. Hồ Việt chỉ sự xa xôi cách trở.
Chữ rằng: Hồ Việt nhứt gia
Con đi tới đó trao qua thơ này
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ba mươi sáu phố
- Một cách gọi của đô thị cổ Hà Nội, khu vực dân cư nằm về phía đông của hoàng thành Thăng Long, nơi tập trung nhiều hoạt động buôn bán. Khu vực này rộng hơn khu phố cổ Hà Nội ngày nay.
"Ba mươi sáu" là một con số mang tính ước lệ, số phố thực tế nhiều hơn con số này, và thay đổi theo thời kì.
-
- Hàng Đường
- Một phố trong khu phố cổ Hà Nội, dài 180m, chạy theo hướng bắc - nam, phía nam nối vào phố Hàng Ngang, phía bắc nối phố Đồng Xuân, cắt ngang bởi phố Hàng Cá và Ngõ Gạch. Tên phố từ xưa đến nay không bị thay đổi. Đây là nơi từ xưa chuyên bán các loại đường, mứt, bánh, kẹo. Từ khoảng những năm 1940 đến nay, phố này bắt đầu trở thành nơi nổi tiếng với các sản phẩm ô mai.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).