Xờm xờm hai mép nhiều lông
Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào
Chui vào rồi lại chui ra
Năm thì mười họa, đàn bà mới chui
Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mình tròn trùng trục
-
Vô duyên lấy phải chồng già
Vô duyên lấy phải chồng già
Kêu chồng thì lỡ kêu cha bạn cười -
Duyên kia chưa thắm đã phai
Duyên kia chưa thắm đã phai
Chưa rào đã lở trách ai bạc tình -
Thanh xuân bất tái
-
Tối trăng còn hơn sáng sao
Tối trăng còn hơn sáng sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi -
Đừng chê khế rụng bờ ao
-
Đường đi xúm xịt bờ sình
-
Ai ơi chẳng nghĩ trước sau
Ai ơi chẳng nghĩ trước sau
Đất liền cũng lở, huống cầu bắc ngang -
Con có cha có mẹ đẻ
Con có cha có mẹ đẻ
Không ai ở lỗ nẻ mà lên -
Đất láng quyên tự nhiên cỏ mọc
Dị bản
-
Tròn tròn như cục cứt voi
-
Ai sanh tô sanh tộ
-
Đen răng tốt tóc em chê
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn già ăn với cà kheo
-
Thằng Tây mặt trắng như vôi
Thằng Tây mặt trắng như vôi
Trắng răng mũi lõ đuổi tôi thế này. -
Tiếc thay cái đọi bịt vàng
-
Thành đổ đã có chúa xây
-
Trời làm phân áo rẽ bâu
-
Quyết lòng chờ đợi trò thi
Quyết lòng chờ đợi trò thi
Dầu ba mươi tuổi lỡ thì cũng ưng
Chú thích
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Thanh xuân bất tái
- Tuổi xanh không quay trở lại (chữ Hán).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Càn
- Ẩu, bừa (nói càn, làm càn).
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giao ngôn
- Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
-
- Láng nguyên
- Còn hoang, chưa ai khai phá (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Tộ
- Cái tô bằng đất nung, thường dùng để kho thịt, cá. Những món kho trong tộ gọi là kho tộ (thịt heo kho tộ, cá lóc kho tộ...)
-
- Kỷ trà
- Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.