Tìm kiếm "Bể Bắc"

Chú thích

  1. Sao Kim
    Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
  2. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  3. Nam Phổ
    Còn gọi là Nam Phố, tên một làng nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh canh Nam Phổ. Trước đây ở vùng đất này cũng có nghề trồng cau truyền thống - cau Nam Phổ là một trong những sản vật tiêu biểu của Phú Xuân-Thuận Hóa ngày xưa.

    Bánh canh Nam Phổ

    Bánh canh Nam Phổ

  4. Đi lang xạo
    Đi lang bạt, chơi bời (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Mệ
    Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Sim
    Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

    Hoa sim

    Hoa sim

    Quả sim

    Quả sim

  7. Đủng đỉnh
    Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.

    Cây đủng đỉnh

    Cây đủng đỉnh

  8. Bồn chồn
    Còn có tên là bò bò, một loài cây mọc hoang, nở hoa vào chiều tối, mùi thơm dịu. Quả bồn chồn chín có màu vàng, ăn được. Thân và rễ có thể dùng trong các bài thuốc Nam, ví dụ nấu nước uống cho sản phụ.
  9. Đây là câu "hò nện" của người Huế, được hát trong những đám tang, khi đưa ma. Hạ huyệt xong, người ta vừa lấp đất vừa dùng dùng cây gỗ nện xuống đất, và hò như sau:

    Mệ ơi (là hụi là khoan)
    Đưa mệ lên cồn (là hụi là khoan )
    Hái sim hái móc (là hụi là khoan )
    Hái bồn chồn mệ ăn...

  10. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  12. Lan Điền
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lan Điền, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  13. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  14. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  15. Lụa
    Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

    (Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
  16. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  17. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  18. Vu Lan
    Tên đầy đủ là Vu Lan Bồn, lễ hội báo hiếu của Phật giáo được tổ chức ở một số nước Á Đông vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Những người tham gia lễ hội Vu Lan ở Việt Nam, người nào còn mẹ được cài trên ngực một bông hồng vàng, người không còn mẹ cài một bông hồng trắng. Xem thêm bài Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh.