Bên này sông anh lập cảnh chùa Tân Thiện
Bên kia sông anh lập cái huyện Hà Đông
Cái huyện Hà Đông để cho Bao Công xử kiện
Cái chùa Tân Thiện nhiều kẻ tu hành
Bạn mình ơi, chim kêu dưới suối trên nhành
Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ qua?
Tìm kiếm "sông Quy"
-
-
Bên kia sông, quê anh An Thái
-
Tôm nấu sống, bống để ươn
Tôm nấu sống
Bống để ươn -
Một lạch sông, năm bảy ngọn nguồn
-
Hai con sông nước mênh mông
Hai con sông nước mênh mông
Nhà em sông Hậu nhà anh sông Tiền
Cách nhau một dải đất liền
Hai con sông nước chảy riêng hai dòng
Ta cùng uống nước Cửu Long
Nước sông càng ngọt lúa đồng càng xanh
Dù em cách trở xa anh
Cách trăm quả núi cách nghìn con sông
Chúng ta một dạ một lòng
Mối thù đế quốc ta đồng chung lo
Cùng nhau xây dựng cơ đồ
Nước nhà hết giặc bấy giờ mới yên -
Cá dưới sông con trừng, con lội
-
Núi cao sông hãy còn dài
-
Một lẽ sống bằng đống lẽ chết
Một lẽ sống bằng đống lẽ chết
-
Bên ni sông, em bắc cái cầu năm mươi tấm ván
-
Cá mè Sông Mực chấm với nước mắm Do Xuyên
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba chiếc sóng cồn, mấy cái lông lồn rụng sạch
Ba chiếc sóng cồn, mấy cái lông lồn rụng sạch
-
Biển Đông sóng dợn cát đùa
Biển Đông sóng dợn cát đùa
Sánh đôi không đặng lên chùa đi tuDị bản
Biển Đông sóng bủa cát dùa
Sánh đôi không đặng lên chùa đi tu
-
Quê em sóng nước xanh xanh
Quê em sóng nước xanh xanh
Bán buôn tấp nập ghe mành liên miên
Từ ngày giặc Pháp cuồng điên
Bao vây đốt phá ghe thuyền nát tan
Chồng em đi biển thác oan
Con em bụng đói da vàng bọc thân
Sớm hôm em chạy tảo tần
Bữa khoai bữa sắn em lần nuôi con
Đá mòn nhưng dạ không mòn
Quê em còn khổ em còn đánh Tây -
Hai lưng song sóng
-
Ra đi sóng biển mịt mù
Ra đi sóng biển mịt mù,
Trời cho lưới nặng dô hò ta kéo lên. -
Nông Cống sống vì cơm, Quảng Xương sống vì cá
-
Biết có sống đặng đến mai mà để củ khoai đến mốt
Dị bản
Ai biết có sống đến mai mà để củ khoai đến mốt
-
Một khoáy sống lâu, hai khoáy rỗ đầu, ba khoáy chóng chết
-
Phải chi sông có cái cầu
Phải chi sông có cái cầu,
Em qua em giải cơn sầu cho anh -
Xương sườn xương sống
Chú thích
-
- Chùa Tân Thiện
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Tân Thiện, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Bao Công
- Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
- Lạch
- Dòng nước nhỏ hơn sông.
-
- Đững
- Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
-
- Tiền Giang
- Tên một nhánh của sông Cửu Long, gồm có bốn nhánh nhỏ hơn đổ ra biển Đông qua sáu cửa là Tiểu, Đại, Ba La, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Trên lãnh thổ Việt Nam, Tiền Giang chảy qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
-
- Trừng
- Nổi lên, dâng lên (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Câu ca dao này nói về mối hận thù của Sơn Tinh đối với Thủy Tinh trong truyền thuyết.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Hồ Sông Mực
- Còn có tên là hồ Bến Mẩy, một cái hồ thuộc vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản cá mè Sông Mực, có con nặng trên 30kg, thịt rất béo.
-
- Do Xuyên
- Một làng biển nay thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Do Xuyên có nghề làm nước mắm; từ lâu nước mắm Do Xuyên đã có tiếng tăm trong và ngoài tỉnh. Thời hưng thịnh của mắm Do Xuyên, cả làng có đến 300 hộ làng nghề.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Viền
- Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Nông Cống
- Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
-
- Quảng Xương
- Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Khoáy
- Xoáy tóc.
-
- Nuốt lống
- Nuốt không cần nhai.