Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
Năm canh chầy thắt thẻo ruột gan
Tìm kiếm "long vân"
-
-
Chẳng qua số phận long đong
-
Gái chưa chồng trong lòng còn hớn hở
-
Ai mà thấu đặng lòng ta
-
Hát cho lở đất long trời
-
Đổi đời khăn áo lòng thòng
Đổi đời khăn áo lòng thòng
Đổi răng trắng lại, đổi lòng đen đi -
Bây giờ anh hết lòng thương
Bây giờ anh hết lòng thương,
Duyên tình đứt gánh giữa đường tại anh. -
Ví dù đấy có lòng yêu,
-
Làm dâu cực nhọc long đong
Làm dâu cực nhọc long đong
Khuya còn giã gạo lưng không được nằm -
Ví dầu nàng có lòng yêu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba con đi chợ long nhong
Ba con đi chợ long nhong
Một con đi giữa bị ong đốt lồn
Một con đi chợ mua cồn
Một con ở lại xoa lồn con kia -
Chém cha cái số long đong
Chém cha cái số long đong
Xuân đà quá lứa mà chồng chẳng ưa
Một mình đi sớm về trưa
Than thân lắm nỗi ngẩn ngơ vì chồng -
Con chó chê khỉ lắm lông
-
Chiều chiều bắt két nhổ lông
Dị bản
Chiều chiều bắt két nhổ lông
Nó kêu bớ Tự sao lòng bất nhơn
-
Lỗ mũi mười tám gánh lông
-
Hát cho chó cắn bò lồng
Hát cho chó cắn, bò lồng
Hát cho con gái bỏ chồng mà theo
Hát cho chó cắn, bò kêu
Hát cho ông lão trong lều bò ra -
Con mèo con chó có lông
-
Mảng coi con quạ rỉa lông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cu tui vừa mới mọc lông
Dị bản
Cu tôi vừa mới đâm lông
Cho mượn cái lồng nhốt đỡ vài đêm
-
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Nuôi con ai chẳng vun trồng cho con.
Chú thích
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tròng
- Ghe, thuyền nhỏ.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hồ la
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ la, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Chợ Phủ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Phủ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Đông Triều
- Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, là vùng đất cổ có từ thời Bắc thuộc, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Đây cũng là nơi phát hiện ra than đá đầu tiên ở Việt Nam, và than đá Đông Triều đã được khai thác từ rất sớm – từ những năm 1820.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Thờn bơn
- Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.
-
- Cá chai
- Một loại cá có nhiều ở các vùng biển miền Trung, dài chừng từ 15 đến 20cm, thịt dày, thơm, rất ít xương nhỏ, thường được đánh bắt để làm thức ăn trong gia đình hoặc đãi khách. Cá chai chế biến được nhiều món, nhưng ngon nhất vẫn là nướng hoặc chiên.
-
- Két
- Còn gọi là vẹt, một loài chim có lông sặc sỡ, đặc biệt có khả năng bắt chước tiếng người nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Bất nhơn
- Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.