Tằm chăn ba lứa thuận hoà
Tiền dư thóc tích, cửa nhà thênh thang
Tìm kiếm "tiến"
-
-
Sẹo đầu sẹo cổ
Sẹo đầu sẹo cổ
Ăn dỗ tiền tao
Mẹ tao đánh tao
Cha bố thằng nào
Sẹo đầu sẹo cổ -
Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây HồDị bản
-
Gió đưa buồm hạnh rảnh rang
-
Mừng chàng khí khái anh hùng
-
Gần sông cội mới ngã kề
Dị bản
Cây cao bóng ngả tứ bề
Tiếng tăm anh chịu, em về tay ai!
-
Tai nghe câu ví chân vân
-
Đốt than nướng cá cho vàng
Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi
Gặp khi có khách đến chơi
Mời cơm, mời rượu cho vui lòng chàng -
Rượu chè cờ bạc lu bù
Rượu chè cờ bạc lu bù
Hết tiền đã có mẹ cu bán hàng. -
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bắc thang lên hỏi ông trời
Những tiền cho gái có đòi được không? -
Chàng đừng chê thiếp vụng về
Chàng đừng chê thiếp vụng về
Có tiền thiếp cũng biết thuê mượn người -
Trách ai chẳng khéo lường cân
-
Đi buôn chung vốn chung lời
Đi buôn chung vốn chung lời
Chung tiền chung gạo, còn người không chung -
Mãn mùa nón cũ rã vành
Dị bản
Em cấy mãn mùa, khăn em cũ, nón rã vành,
Anh có tiền dư cho em mượn đỡ, mua khăn nón lành đội chơi
-
Bà con góp miệng lao xao
Bà con góp miệng lao xao
Góp tiền góp gạo ai nào thấy đâuDị bản
Thế gian giúp miệng lao xao
Ai giúp đồng nào cho đỡ khó khăn
-
Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Bạc tiền chồng chất một bên chẳng còn -
Khốn nạn thay nhạn ở với ruồi
-
Những người nhiều nốt ruồi son
-
Vô duyên, ghét kẻ có duyên
Vô duyên ghét kẻ có duyên
Không tiền ghét kẻ có tiền cầm tay -
Hễ ai dám chống Lang Sa
Chú thích
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Đền Quán Thánh
- Một ngôi đền nằm bên cạnh hồ Tây, trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, nên cũng gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Trấn Võ.
-
- Tiếng gà báo canh. Xem Canh.
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
-
- Nhịp chày Yên Thái
- Nhịp chày giã dó để làm giấy ở làng Yên Thái, cửa ngõ phía Tây Bắc thành Thăng Long trước đây.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Xem chú thích "chân vân" ở đây.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Ma trơi
- Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.
Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười
(Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)
-
- Nốt ruồi son
- Nốt ruồi có màu đỏ hồng.
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".