Chàng đừng trời tối trông sao
Cho cực lòng thiếp cho đau lòng chàng
Đêm qua nằm cạnh nhà ngang
Lầu suông gió lọt thương chàng biết bao
Tìm kiếm "lỏng"
-
-
Tối trăng còn hơn sáng sao
-
Chém tre mẻ rựa chàng ơi
-
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
-
Chim sa cá nhảy thì thôi
Chim sa cá nhảy thì thôi
Những người lông bụng, chớ chơi bạn cùng -
Nực cười ông huyện Hà Đông
-
Anh ra chi mỗi tháng mỗi ra
-
Mẹ dài lại đẻ con tròn
-
Làm một bức thư thương ai không biết
Làm một bức thư thương ai không biết
Lòng em thương tiếc dạ nhớ mênh mông -
Tính em ở thẳng như dây đờn
-
Tiếng đồn lừng lẫy ba trang
-
Nói thương cha mẹ biểu không
-
Hỏi chàng đọc sách Kinh Thi
-
Nỗi về nỗi ở chưa xong
-
Làm tôi thì ở cho trung
Làm tôi thì ở cho trung
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang -
Lính anh là lính Đàng Trong
Lính anh là lính Đàng Trong
Anh dốc một lòng đi hỏi nàng kia
Tháng giêng anh mắc đi thề
Tháng hai đi dạo, trở về làm sao?
Tháng ba anh mắc khảo đao
Tháng tư tập súng, khi nao cho rồi
Tháng năm anh mắc kiệu voi
Tháng sáu anh mắc dọn chòi cầu Đông
Tháng bảy anh mắc thuyền rồng
Tháng tám anh mắc dọn trong công đường
Tháng chín anh mắc tải lương
Tháng mười anh mắc dọn đường vua ra
Tháng một mắc tuổi đôi ta
Tháng chạp mắc tuổi mẹ cha sinh thành
Nàng ơi nàng chớ trách anh! -
Trên ba thu dưới lại ba thu
-
Ba đồng một mớ đàn ông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Năm cô đứng bên này sông
-
Cây tre non chẻ lạt chàng ơi
Chú thích
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Thuốc phiện
- Trước đây thường được gọi là á phiện, loại thuốc được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc, có công dụng giảm đau và còn được dùng pha trộn để hút tiêu khiển. Một số loại á phiện có khả năng gây nghiện như moóc-phin và hê-rô-in.
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Xưa ở huyện Hà Đông có một đôi vợ chồng “kẻ tám lạng, người nửa cân.” Một hôm nhà có giỗ, vợ nấu nồi chè để cúng. Vì thiếu mâm, vợ cứ múc được 2 chén lại mang lên cho chồng sắp lên bàn thờ, cả thảy 7 lần vị chi là 14 chén. Chồng sắp vào bàn thờ nhưng chỉ sắp được 13 chén, còn thừa 1 chén bèn lén vợ ăn hết. Khi cúng xong mang xuống, thấy thiếu 1 chén, vợ bèn hạch chồng. Chồng chối quanh, vợ cả quyết chồng đã ăn vụng. Cãi nhau đến chỗ ẩu đả. Vợ tức mình bèn đâm đơn kiện lên quan huyện. Chồng sợ mất mặt, bèn tìm cách đút lót cho quan huyện. Đến khi xử kiện, quan nhanh trí chỉ lên mái nhà huyện đường mà bảo: “Vợ chồng bay thử đếm mỗi mái nhà có bao nhiêu đòn tay? Có phải mỗi mái có 7 đòn tay không nào? Thế chúng mày đếm từ mái này sang mái kia thử được bao nhiêu? Có phải là 13 không nào.Vậy hai bảy không nhất thiết phải là 14, mà có thể là 13.” Người vợ muốn cãi nhưng quan huyện mắng át: “Thôi vợ chồng đem nhau về, phải sống hòa thuận với nhau, đừng kiện tụng lôi thôi nữa.” Do đó mới có câu ca dao này.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trang
- Thôn xóm, ruộng nương, nhà cửa ở vùng quê, vườn trại (từ Hán Việt).
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Lộc Châu
- Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cờ vây
- Một loại cờ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai loại quân là trắng và đen trên bàn cờ hình vuông có 19 đường ngang dọc giao nhau tạo thành 361 giao điểm. Hai người chơi chơi theo lượt, mỗi lượt đặt một quân tại một giao điểm. Các giao điểm dọc và ngang lân cận của một quân cờ gọi là khí. Quân hoặc nhóm cờ nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ và trở thành tù binh. Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình, ai nhiều điểm hơn thì thắng.
Cờ vây là một loại cờ rất thường được nhắc tới trong văn thơ cổ.
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
(Truyện Kiều)
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Mắc
- Bận làm một việc gì đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khảo đao
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khảo đao, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Công đường
- Nơi quan trường dưới chế độ phong kiến. Người Nam Bộ cũng gọi chữ này là công đàng.
-
- Thu ba
- Sóng mùa thu (chữ Hán). Thường được ví hoặc phiếm chỉ mắt người con gái (trong sáng, lấp lánh như sóng mùa thu).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.