Tìm kiếm "không quỳ"
-
-
Thôi đây anh không giận, đó em cũng đừng hờn
-
Lấy anh em không phải lo
-
Sống một đồng không biết
Sống một đồng không biết
Chết một đồng không đủDị bản
Sống một đồng không hết
Chết mười đồng không đủ
-
Mười chưa cầm không bằng năm nắm chắc
Mười chưa cầm không bằng năm nắm chắc
-
Một kho vàng không bằng một nang chữ
-
Lửa gần rơm không cháy cũng tròm trèm
Lửa gần rơm không cháy cũng tròm trèm
Mèo không ăn vụng đi đêm làm gì -
Phụ mẫu em không có con trai
-
Đói trong ruột không ai biết
-
Tiền nào xỏ không lọt chuỗi
Tiền nào xỏ không lọt chuỗi
-
Trái lòn bon không ngon nhưng đỡ đói
-
Tối trời tôi không sợ chi ma
-
Ăn cướp dở không bằng ăn trộm
Ăn cướp dở không bằng ăn trộm
-
Ăn thịt trâu không tỏi như ăn gỏi không rau mơ
-
Có cổ mà không có đầu
-
Chân cao lỏng khỏng
-
Giúp ngặt chứ không giúp nghèo
Giúp ngặt chứ không giúp nghèo
-
Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông
Đầu người giàu không có tóc,
Chân người nghèo không có lông -
Cây cao bóng mát không ngồi
Cây cao bóng mát không ngồi
Anh ra giữa nắng trách trời không râm -
Cây gì có quả không hoa
Chú thích
-
- Thú
- Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Tái sinh
- Một khái niệm trong các tôn giáo, theo đó người chết đi được đầu thai sang kiếp khác.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Giường cữ
- Giường dành cho người mới sinh ở cữ.
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Nang
- Cái túi (từ Hán Việt).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bòn bon
- Một loại cây cho trái ăn được, mọc nhiều ở các vùng rừng núi Quảng Nam (nơi bòn bon còn được gọi là lòn bon). Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban: nam trân, tức "(trái) quý ở phương nam" và trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Ưu ái này còn được biểu hiện qua việc chạm hình bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì trong Cửu Đỉnh ở sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trước năm 1854 triều đình có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Là ngà
- Một giống tre thẳng, cao, thân lớn (đường kính thân có thể đạt đến 15-18cm), vách dày, có rất nhiều gai.
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.