– Tới đây hò thử mà chơi
Giỏ thưa gánh nước chẳng rơi hột nào?
– Anh ơi đừng nói lừng khừng
Giỏ thưa gánh nước bỏ thùng vô trong!
Tìm kiếm "Giờ dần"
-
-
Nghĩ ra Văn Điển cũng sành
-
Rủ nhau đi cấy đi cày
-
Ngày nào em bé cỏn con
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao -
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Bây giờ thu lại một tràng cau khô -
Công anh chăn nghé đã lâu
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?Dị bản
-
Hai người xưa ở hai non
-
Khi xưa ai cấm duyên bà
-
Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa
Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa
Tôi giơ tay tôi sửa cho nó lăn đứng
Tôi coi không xứng, tôi sửa cho nó lăn dẹp
Tôi thấy không đẹp, tôi sửa cho nó lăn tròn
Ô này mình ơi!
Giận thời nói vậy, chớ dạ anh còn thương em.Dị bản
-
Con tôi cửu phẩm chẳng màng
-
Khi xưa một hẹn thì nên
Khi xưa một hẹn thì nên
Bây giờ chín hẹn em quên cả mườiDị bản
-
Khi xưa ước những chân mây
-
Ông sống ăn những cá thèn
-
Thương em hồi áo mới may
-
Căn duyên sáng tợ trăng rằm
-
Bấy lâu em vắng đi đâu
-
Nào khi anh dỗ chẳng nghe
-
Nợ chồng lắm lắm anh ơi
Nợ chồng lắm lắm anh ơi
Bao giờ cho hết mà chơi kẻo già -
Biết nhau từ thuở trọc đầu
Biết nhau từ thuở trọc đầu
Bây giờ có tóc gặp nhau chẳng chào -
Chèo ghe ra biển lênh đênh
Chèo ghe ra biển lênh đênh
Sóng gió dập dềnh, toan liệu khó toan
Chú thích
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Hầm
- Nấu chín kĩ. Ở miền Bắc, những món hầm được gọi là món ninh.
-
- Mọc
- Thịt heo nạc quết nhuyễn mịn, thường được vo thành viên (gọi là viên mọc). Từ mọc có thể chế biến ra các món canh mọc, bún mọc...
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Cửu phẩm
- Triều đình nhà Nguyễn thời vua Minh Mạng áp dụng chế độ quan lại nhà Thanh (Trung Quốc), chia lại toàn bộ triều đình thành chín phẩm (cửu phẩm). Theo đó, quan lại đứng đầu thuộc hàm Nhất phẩm, thấp nhất là Cửu phẩm.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Cá phèn
- Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.
-
- Quàng
- (Làm việc gì) một cách vội vã, cốt cho xong để còn làm việc khác.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.