Vừa bằng trái quýt
Lỗ đít có lông
Đến ngày giỗ ông
Đem ra làm thịt
Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
-
Lêu lêu mắc cỡ
-
Gà nhà đá gà tây
-
Bốn cột một kèo
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chấm chấm mút mút
-
Bần gie đóm đậu sáng ngời
-
Đứt gióng anh phải tạm choàng
-
Thương em mặt bủng da chì
-
Em ơi thân thể anh đây
Em ơi thân thể anh đây
Lờ đờ mắt lớn, tối ngày sáng đêm -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Khéo thay cho mụ Nữ Oa
-
Hun em anh hít lấy hơi
Hun em anh hít lấy hơi
Lỡ khi phòng vắng còn mùi của em -
Lá đa rụng xuống sân đình
Lá đa rụng xuống sân đình
Lơ thơ có kẻ thất tình mà hư -
Học trò đi mò cơm nguội
Học trò đi mò cơm nguội
Lỡ trượt vỏ dưa, té cái đụi, la trời -
Nửa đêm trống trở sang canh
-
Trời mưa trơn trợt bờ đình
-
Lặc lìa biển trải thảm xanh
Lặc lìa biển trải thảm xanh
Lô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi
Vườn hoa bướm lượn thảnh thơi
Gió đưa buồm trắng ra khơi chập chờn -
Làm trai chí ở cho bền
Làm trai chí ở cho bền
Chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con
Dù cho biển cạn non mòn
Công danh phải đạt cho tròn mới thôi -
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Đứa lo cơm cháo, đứa giùm thuốc thangDị bản
Mẹ già là mẹ già chung
Anh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm
-
Ngó lên tổ nễ chau mày
-
Ngó lên mây bạc trăng tròn
Ngó lên mây bạc trăng tròn
Em lo một nỗi anh còn ngó nghiêng.
Chú thích
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Xâu kim
- Động tác luồn chỉ vào lỗ kim khi may vá.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Nữ Oa
- Tên một vị nữ thần khổng lồ có mặt trong cả trong thần thoại Trung Quốc và Việt Nam với tích "Nữ Oa đội đá vá trời." Theo đó, trước đây bầu trời được chống bởi một ngọn núi cao (gọi là trụ trời). Một hôm trụ trời bị gãy sụp, trời thủng, khắp nơi hỗn độn, trăm họ rơi vào cảnh lầm than. Không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà Nữ Oa bèn bay khắp nơi tìm đá ngũ sắc, vá lại bầu trời.
Nữ Oa còn là một nhân vật huyền thoại trong Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Quốc.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tổ nễ
- Tổ tiên, ông bà (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).