Con một mẹ, hoa một chùm
Thương nhau nên phải bọc đùm cho nhau
Tìm kiếm "hoá rồng"
-
-
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
-
Hàm nghiến, lưỡi đốm hoa cà
Hàm nghiến, lưỡi đốm hoa cà,
Vểnh sừng tóc chóp, cửa nhà mang tai -
Anh đi, em mới trồng hoa
Anh đi, em mới trồng hoa
Em về, hoa nở đặng ba trăm nhành
Một nhành là chín búp xanh
Bán ba đồng một, để dành có nơi
Bây giờ em đã thảnh thơi
Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu? -
Trăng thanh, trăng rọi thềm hoa
-
Mình em nào nhẫn, nào hoa
-
Trung Ái có Hàm Ninh, Hòa Ninh có Bạch Xỉ
-
Khi nhỏ loài cá, lớn hóa ra chim
-
Rượu đổ xuống cầu, rượu hòa theo nước
Rượu đổ xuống cầu, rượu hòa theo nước
Trầu đổ xuống cầu, trôi ngược trôi xuôi
Xưa nay nhớ bạn ngùi ngùi
Bữa nay gặp bạn dạ vui khôn cùng -
Cây măng không lá, con cá họa hình không xương
-
Bướm bay hoài, không đậu vườn hoa
-
Con quạ bay xa, bay qua vườn hoa kêu chua chát
-
Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa
Nâng như nâng trứng,
Hứng như hứng hoa -
Mở miệng ra cho có bông, có hoa
-
Cây xanh, lá đỏ, hoa vàng
-
Mình chừng năm tấc cao
-
Trồng đậu trồng cà
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt -
Lẻ đôi em chịu lẻ đôi
-
Mồ cha con bướm khôn ngoan
Dị bản
Khá khen con bướm khôn ngoan
Hoa tươi bướm đậu, hoa tàn bướm bay
-
Phước gì bằng phước mẹ còn
Chú thích
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Chõng
- Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.
-
- Đồng kẽm
- Đồng tiền làm bằng kẽm. Thời phong kiến, tiền tệ lưu thông gồm bốn loại: vàng, bạc, tiền đồng, tiền kẽm. Vàng bạc là quý nhất. Tiền kẽm có giá trị thấp nhất. Một đồng tiền đúc bằng đồng (gọi là tiền tốt) có giá trị gấp sáu lần một đồng tiền kẽm.
-
- Trung Ái
- Một làng thuộc phủ Quảng Trạch, nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Nguyễn Hàm Ninh
- (1808-1867) Tự Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai, người làng Phù Ninh, sau dời sang làng Trung Ái, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông làm quan cho triều Nguyễn, nổi tiếng hay chữ, nhưng do tính tình cương trực nên hoạn lộ không suôn sẻ. Có nhiều giai thoại về Nguyễn Hàm Ninh, trong đó nổi tiếng nhất là giai thoại liên quan đến vua Tự Đức: Một lần vua đang ăn thì cắn phải lưỡi, nhân đó thách quần thần làm thơ vịnh "răng cắn lưỡi" nhưng không được nhắc đến hai từ "lưỡi" và "răng." Bài thơ của Nguyễn Hàm Ninh như sau:
Sinh ngã chi sơ, nhĩ vị sinh,
Nhĩ sinh vi hậu, ngã vi huynh.
Đồng thời cộng hưởng trân cam vị,
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?(Tớ đẻ trước khi chú chửa sinh
Sau khi sinh chú, tớ làm anh
Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng
Cốt nhục làm sao nỡ dứt tình?)Bài thơ này được cho là có ý đả kích việc vua phế truất và giam giữ anh mình là thế tử Hồng Bảo cho đến chết.
-
- Quảng Hòa
- Trước đây là làng Hòa Ninh, sau là một xã thuộc huyện Quảng Trạch, nay thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
-
- Đoàn Chí Tuân
- Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Rau sam
- Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...