Tìm kiếm "giỗ đầu"

Chú thích

  1. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  2. Nhặt mắt
    (Tre, mía, nứa, cau...) có nhiều mắt cây khít nhau do nắng nhiều hoặc trồng ở chỗ đất xấu.
  3. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  4. Nhặt
    Dày, dồn dập (từ Hán Việt). Trái nghĩa với nhặt là khoan (thưa). Ta có từ khoan nhặt, nghĩa là không đều nhau, lúc nhanh lúc chậm.
  5. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Ruồi vàng
    Loại ruồi có vạch màu vàng giữa ngực, kích cỡ lớn hơn ruồi đen nhưng nhỏ hơn ong mật. Ruồi vàng là loài côn trùng gây hại đối với nhiều loại cây ăn quả và đôi khi là cả cho người.

    Ruồi vàng

    Ruồi vàng

  7. Than Uyên
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Lai Châu. Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai, huyện Than Uyên là một thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông, có hệ thống sông suối chằng chịt, đồng thời có cánh đồng Mường Than, một trong bốn cánh đồng lớn nhất Tây Bắc.

    Phong cảnh Than Uyên

    Phong cảnh Than Uyên

  8. Tây Trang
    Một địa danh thuộc tỉnh Điện Biên, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
  9. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  10. Nước rươi là mùa nước triều tràn vào đồng, nơi những vùng tiếp giáp nước ngọt và nước lợ vào khoảng tháng chín, tháng mười âm lịch và khi nước rút để lại rất nhiều rươi từ đất chui lên. Mỗi nước rươi kéo dài từ 3 đến 7 ngày, đến khi có mưa lấp lỗ mới hết kì. Cứ gần ngày đó, người dân ven sông lại chuẩn bị dụng cụ đón bắt rươi về ăn. Về thời điểm mùa nước rươi, dân gian có câu Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm.

    Giăng lưới bắt rươi mùa nước rươi

    Giăng lưới bắt rươi mùa nước rươi

  11. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  12. Bài này là lời một bà vợ Việt Nam nói với ông chồng Tây. Những từ moa, xừ... trong bài là tiếng Tây bồi:

    Moa: moi (tôi)
    Xừ: monsieur (ông, ngài)
    Ken cờ biệt: quelques piastres (vài đồng)
    Séc sê uyn kệt: chercher une caisse (tìm cái hòm)
    Mệt: mettre (đặt vào)
    Đờ manh ma tà: demain matin (sáng mai)

    Có thể hiểu nôm na là: Từ ngày tôi lấy ông, giỗ quảy trong nhà ông chẳng đoái hoài gì, nay thì mẹ tôi chết, tôi xin ông mấy đồng để mua cái hòm chôn, sáng mai đám ma có thổi kèn tò te.

  13. Moa phe: moi fait.
  14. Me xừ
    Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
  15. Đít biệt
    Cách phát âm kiểu bồi của tiếng Pháp dix piastres, nghĩa là mười đồng.
  16. Cắn rốn
    Do chữ phệ tê hà cập (cắn rốn sao kịp). Con chồn thơm nhờ cái cái xạ ở nơi rốn, nên khi bị thợ săn đuổi bắt thì nó tự cắn rốn nuốt đi. "Cắn rốn không kịp" nghĩa bóng: Ăn năn đã muộn.
  17. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  18. Giồng Dứa
    Một bộ phận của Ba Giồng ở tỉnh Tiền Giang, xuất phát từ xã Tam Hiệp chạy đến cặp lộ Đông Dương (quốc lộ I) thuộc ấp Đông xã Long Định huyện Châu Thành, nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 10km về phía Tây. Do ở đây có nhiều cây dứa gai mọc hoang um tùm nên nhân dân địa phương gọi là Giồng Dứa.
  19. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  20. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  21. Có bản chép: Gió nồm, nước rặc. Lại có bản khác chép: Mưa nguồn, chớp giật.
  22. Bạch Đằng
    Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...

    Mô hình miêu tả trận Bạch Đằng năm 938

    Mô hình trận Bạch Đằng năm 938

  23. Đọc thêm về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 tại đây.
  24. Có bản chép: Chớ đánh chỗ cạn phải chông mà chìm.
  25. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).