Người già mà lấy vợ tơ
Như liều thuốc độc để hờ bên thân
Tìm kiếm "giả bộ"
-
-
Ra về giã bạn ai ơi
-
Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản
-
Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn
-
Ống tre đè miệng giạ
-
Lạy trời cho nổi gió nồm
-
Gia Long, Minh Mạng chầu trời
-
Mẹ tròn con dài
-
Chết chôn Nhà Gia
-
Không ăn mà mổ cuống cuồng
-
Đói lòng ăn hột chà là
-
Một mẹ già bằng ba con ở
Dị bản
Một mẹ già bằng ba đứa ở.
-
Anh đi em ở lại nhà
-
Già sinh tật, đất sinh cỏ
Già sinh tật, đất sinh cỏ
-
Đường trường cách trở nước non
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh
Giang sơn thiếp gánh một mình
Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp chăng -
Thương chồng, phải khóc mụ gia
Dị bản
Thương chồng mà khắc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi
-
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương. -
Mẹ già là mẹ già anh
Mẹ già là mẹ già anh
Một ngày hai bữa cơm canh mẹ già
Bát cơm em nấu như hoa
Bát canh em nấu như là mật ong
Nước mắm em lọc cho trong
Mâm cơm em dọn tựa dòng cơm quan -
Trẻ đeo hoa, già đeo tật
Trẻ đeo hoa, già đeo tật
-
Trời mưa cho ướt lá dừa
Chú thích
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Gia bản
- Gốc của nhà (từ Hán Việt).
-
- Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn
- Già trẻ cũng đều chết, có chết trẻ cũng không nên tiếc. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình-Tịnh Paulus Của)
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ống tre đè miệng giạ
- Theo phép đo xưa, khi dùng giạ để đong lúa, gạo hoặc tấm, người ta dùng thêm cái gạt bằng tre hoặc trúc để gạt cho ngang bằng với miệng giạ.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Gia Long
- (1762 - 1820) Tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh, vị vua sáng lập triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta. Ông có công chấm dứt cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, thống nhất đất nước.
-
- Minh Mạng
- Hay Minh Mệnh, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm (25/5/1791 – 20/1/ 1841), vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời. Ông được coi vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, và giai đoạn ông trị vì được xem là thời kì hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Giá
- Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Chà là
- Còn có tên là muồng muồng, một giống cây được trồng để lấy quả, xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư. Quả chà là giống như quả nhót, vị ngọt, có thể ăn tươi hoặc sấy khô, làm mứt.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
-
- Con ở
- Người giúp việc ở trong nhà.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Bả
- Bà ấy (phương ngữ một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.