Hồi nào mặt mũi tèm lem
Bây giờ em lớn anh thèm, anh ve
Hồi nào em nói không nghe
Bây giờ xách nón chèo ghe đi tìm
Tìm kiếm "gió nam"
-
-
Nào khi nghèo khổ có ai
-
Chàng ơi chẳng thấy chàng sang
-
Hồi nào vịn vế kề vai
Hồi nào vịn vế kề vai
Bây giờ anh bỏ trần ai một mình -
Mướp hương bỏ ngọn qua rào
-
Hồi mô gương tỏ không soi
-
Chữ rằng ngư thủy một đường
Dị bản
Chữ rằng “Ngư thủy nhứt đường”
Bao giờ cùng chiếu cùng giường mới an
-
Hồi nào mình gác tôi ôm
-
Thấy em tốt mã anh lầm
Thấy em tốt mã anh lầm
Bây giờ so lại, giận bầm lá gan -
Bấy lâu chàng đợi thiếp trông
Bấy lâu chàng đợi thiếp trông
Bây giờ chàng hỏi, thiếp không sao đành
Mình nghiêng tai tôi nói cho rành
Theo mình có thác cũng đành dạ tôi -
Lời nguyền có cụm núi xanh
Lời nguyền có cụm núi xanh
Bao giờ cội rũ thì cành mới rơi -
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Bây giờ cách mặt, ngày sau vợ chồng -
Xưa kia con ở nội gia
-
Thương nhau từ thuở méo trời
Thương nhau từ thuở méo trời
Bây giờ méo đất phải rời nhau ra -
Hồi nào đói rách có qua
-
Cơm ăn mỗi bữa một lưng
-
Em như cái búp hoa hồng
Em như cái búp hoa hồng
Anh giơ tay uốn bẻ về bồng nâng niu -
Ở xa không biết nên lầm
Ở xa không biết nên lầm
Bây giờ rõ lại vàng cầm cũng buông -
Xưa kia ai biểu anh đành
-
Xưa kia, em cũng lượt là
Xưa kia em cũng lượt là
Bây giờ áo rách hóa ra thân tàn
Chú thích
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Bỏ ngọn
- (Dây leo) vươn ngọn để bò ra xa hơn. Chữ bỏ có gốc từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tráng thủy
- Để chế tạo gương soi, trước đây người ta thường tráng một lớp bạc lên mặt sau của một tấm thủy tinh trong suốt. Quá trình tráng bạc này sử dụng hóa chất ở dạng lỏng nên được gọi là tráng thủy, lớp bạc sau khi hình thành được gọi là lớp tráng thủy, hay là lớp thủy.
-
- Ngư thủy nhất đường
- Cá nước một nhà (chữ Hán).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Nội gia
- Trong nhà.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Xưởng.
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- Trành
- Lưỡi gươm hoặc lưỡi dao cùn và không còn phần cán.