Tay em cầm tấm lụa
Đem đến cậu thợ may
May cái quần cho đậu thước ba
Của em là của đàn bà
Đo răng cắt nấy, chớ có tây tà của em
– Thợ tôi không có thói tây tà
Dẫu ai có thiếu năm ba tấc, cũng lấy của nhà đâm vô!
Tìm kiếm "dầu quế"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Chim kêu ríu rít vườn dâu
-
Chàng về ngoài nớ chi lâu
-
Chỉ vì một chiếc thuyền mây
-
Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai
-
Lính thú thời xưa
-
Ai mà bày đặt dị kì
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèoDị bản
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Đời bây giờ ăn ở khôn lanh
Sắm hai cái túi đựng dầu chanh o mèo
-
Lá này gọi lá xoan đào
Lá này gọi lá xoan đào
Tương tư gọi nó thế nào hở em? -
Công mô mà công, nợ mô mà nợ
-
Ví dầu lòng thầy, dạ mẹ không thương
-
Bán tóc mua lược
Bán tóc mua lược
-
Một thăng gạo ơn hơn đấu gạo thù
Dị bản
Thăng gạo dưỡng ân
Đấu gạo nuôi thù
-
Quả sầu đâu trong tươi ngoài héo
-
Giồng đỗ đỗ chẳng mọc cho
-
Mình em như cây thầu đâu
Mình em như cây thầu đâu
Ngoài tươi, trong héo, giữa sầu tương tư. -
Mài dừa đạp cám cho nhanh
-
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,
Khoai lang giâm, ngọn mía cũng giâm.
Củi kia chen lộn với trầm,
Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ emDị bản
Ô rô tía, dền dền cũng tía,
Đọt lang giâm, đọt mía cũng giâm.
Em nói với anh nhiều tiếng thâm trầm,
Bây giờ anh gá duyên chỗ khác, ruột em bầm như dưaĐu đủ tía ngọn rau dền cũng tía
Khoai lang giâm ngọn mía cũng giâm
Mù u chụm lộn với tràm
Em giữ sao cho trọn đạo kẻo làng cười chê.Ngọn dền dền tía, ngọn tía tô cũng tía
Ngọn khoai lang giâm, ngọn mía cũng giâm
Mai dong tốt nói em lầm
Bây giờ nghĩ lại giận bầm lá gan
-
Cây thầu dầu lá cũng thầu dầu
Cây thầu dầu lá cũng thầu dầu
Anh về từ đó, em sầu từ đây
Em sầu, anh có vui chi
Em gạt nước mắt cũng có khi anh khóc thầm -
Em nay công nợ gì chàng
-
Chiều chiều xách chén mua tương
Chú thích
-
- Đậu
- Đủ, đúng.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tây tà
- Có ý riêng tư (tây) và không ngay thẳng (tà).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bể ái
- Biển tình. Chỉ tình yêu thương chứa chan như biển.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai
- "Đầu đàn" là con được người mua lựa chọn trước nên bán trước, còn "rốt đàn" là con xấu nhất, nhỏ nhất, bán sau cùng. Do bán chạy nên càng về sau người bán càng nâng giá, ép giá, thành thử con to bán rẻ, con nhỏ bán đắt. Nghĩa bóng chỉ giá cả lộn xộn do hàng ít, khan hiếm (Hoàng Tuấn Công).
-
- Bao vàng
- Bao bằng vải màu vàng của lính thời xưa đeo ngang lưng, để đựng vật tùy thân.
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Súng dài
- Loại súng hỏa mai được các quân đội ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 sử dụng rộng rãi. Khi bắn, người lính nạp thuốc súng và đạn vào nòng súng (nạp tiền), đổ một ít thuốc súng vào cốc mồi, rồi dùng dây mồi đang cháy châm vào cốc mồi cho súng nổ.
-
- Hỏa mai
- Cái mồi lửa, dùng để đốt dây mồi cho cháy trước khi bắn.
-
- Ngũ liên
- Trống đánh từng hồi năm tiếng một, âm điệu thúc giục.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Dầu chanh
- Tinh dầu làm từ vỏ chanh, mùi rất thơm và có nhiều công dụng: khử mùi, diệt khuẩn, làm đẹp...
-
- O mèo
- Tán tỉnh để bắt nhân tình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thăng
- Bằng 1/10 đấu.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Một thăng gạo ơn hơn đấu gạo thù
- Giúp người một thăng gạo khi đói, người ta sẽ biết ơn. Nhưng nếu cứ tiếp tục cho gạo, dần dà người nhận sẽ xem đó là chuyện đương nhiên, đến khi không được giúp nữa sẽ sinh hận.
-
- Sái
- Phần bã thuốc phiện, thuốc lào còn lại sau khi hút. Người hút thuốc phiện, sau khi hút cữ đầu tiên, nếu còn thòm thèm mà không còn tiền thì thường nạo sái trong ống thuốc ra để hút lại.
Dân gian có từ "hưởng sái" chính là từ chữ này.
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Gia đạo
- Phép tắc trong gia đình.
-
- Giồng
- Trồng (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Mài dừa
- Mài cho cơm dừa thành ra cám.
-
- Đạp cám
- Nhồi đạp cám dừa với nước để ra nước cốt dừa.
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Giềng giềng
- Còn gọi là lâm vố, loài cây thân gỗ, mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các đồng cỏ khô, trên đất sét cát, từ Quảng Trị đến Ðồng Nai. Cây có cụm hoa đẹp. Nhựa, hạt, vỏ và hoa đều được dùng làm vị thuốc.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Ô rô
- Tên khác là ô rô gai, ô rô nước, ắc ó, lão thử lặc, là một cây nhỏ, cao 0,5-1,5m. Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt, có lấm tấm đen. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta. Cây ô rô là một vị thuốc dân gian.
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Chụm
- Đun lửa bằng củi.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Đạo
- Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.